Bộ truyện tranh “Đi cùng ánh sáng” về trẻ tự kỷ
Một bộ truyện tranh từng gây nên cơn chấn động tại Nhật Bản. Kể về 1 gia đình trẻ bị tự kỷ có thật. Đó là bộ truyện tranh mang tên “Đi cùng ánh sáng” đã được nhà xuất bản Kim Đồng phát hành.
Đây là tác phẩm của tác giả Keiko Tobe kể về cuộc sống gia đình của bé Hikaru mắc chứng tự kỷ.
Cậu bé sinh ra hoàn toàn khỏe mạnh. Nhưng chính người mẹ đã sớm phát hiện ra cậu bé có những biểu hiện không bình thường.
Cậu bé không nhìn mẹ, không cho ai đụng vào người, khóc thét lên không ngừng,.. và sợ một vài tiếng động. Người mẹ vô cùng đau khổ và luôn tự trách móc mình không biết cách chăm sóc con.
Những người khác cũng cho rằng cô không biết cách dạy con nên cậu bé mới như vậy.
Một thời gian sau đó cô mới biết Hikaru mắc chứng tự kỷ – một khuyết tật trong rối loạn bẩm sinh không thể chữa khỏi. Giới y khoa vẫn chưa biết nguyên nhân và hoàn toàn không phải do cách chăm sóc, dạy dỗ của cha mẹ.
Vậy là quá trình chiến đấu cùng con bắt đầu, giúp Hikaru có thể hiểu, có thể nói, có thể đi vệ sinh, có thể đi học,…
Sự hấp dẫn của bộ truyện tranh này chính là cảm xúc chân thật từ người mẹ, niềm vui khi con mình chào đời, nỗi hoang mang, đau lòng khi thấy con mình có biểu hiện lạ và sự sụp đổ khi nghe kết quả của bác sĩ là không thể chữa khỏi.
Những người có con là trẻ tự kỷ sẽ tìm được sự đồng cảm.
Ở Nhật và Việt Nam đây là căng bệnh khá mới mẻ. Từ câu chuyện này họ cũng học được từ cha mẹ Hikaru cách dạy con.
Tái hiện chân thật gia đình có con mắc bệnh tự kỷ mà còn lồng ghép các kiến thức và phương pháp điều trị vào từng trang truyện.
Và điều ý nghĩa của cuốn sách mang lại đó là sự cảm thông, sự chia sẻ.
“Tự kỷ sẽ là gánh nặng cho gia đình nếu chính những người bố người mẹ không lao vào cuộc chiến”.
Bộ truyện này gồm 15 tập và đã phát hành từ năm 2015 cho đến nay. “Đi cùng ánh sáng” đã đem lại cho nữ tác giả Keiko Tobe giải xuất sắc liên hoan mỹ thuật truyền thông của Nhật, nội dung truyện dựng thành phim truyền hình và được nhiều nước trên thế giới quan tâm.
Qua bộ truyện này tác giả mong muốn gửi tới mọi người nhất là gia đình có trẻ mắc bệnh tự kỷ sẽ hiểu đúng hơn về chứng bệnhh này, sự chia sẽ và giúp đỡ họ hơn là tránh xa.