Ý nghĩa thâm thuý đằng sau hình ảnh cô gái cột tóc đuôi ngựa của hãng Pantene

Ở Nhật Bản có một số quy định về đông phục trong một số hoàn cảnh nhất định mà người thuộc về tập thể đó phải tuân thủ. Chính điều đó làm cho xã hội Nhật mang đậm tính cộng đồng và sự đồng nhất rõ rệt.
Một trong những ví dụ có thể dễ dàng nhận thấy nhất là khi các sinh viên mới tốt nghiệp bắt đầu tìm kiếm việc làm (Shushoku). Đồng phục họ sẽ mặc để đi phỏng vấn bao gồm áo sơ mi trắng tiêu chuẩn, áo Vest đen và giày đen.

Ảnh:shukatsu-note.com

Trong khi đàn ông sẽ phải mất thời gian để lựa chọn kiểu tóc và cà vạt, sao cho hài hoà và hợp lý, thì phụ nữ phải tuân thủ một số quy tắc bổ sung khác. Chúng bao gồm độ dài nhất định cho váy, chiều cao gót chân, yêu cầu phải mang vớ và kiểu tóc cụ thể, đặc biệt là kiểu đuôi ngựa thấp và để mái sang một bên.

Giờ đây, thương hiệu chăm sóc tóc Pantene đang thách thức mọi người xem xét lại quy tắc cho tất cả những tân binh mới trong khi tìm việc làm tại Nhật Bản. Vào ngày 24 tháng 9, họ đã đăng một Tweet lên tài khoản Twitter chính thức, điều này đã làm dấy lên một cuộc tranh luận về yêu cầu thống nhất cho những sinh viên xin việc.

Ảnh: PanteneJapan

Tweet có nội dung như sau:
“Kiểu tóc công việc nên như thế nào? Nhìn vào ý kiến của 1.000 người đang tìm việc làm, tiếng nói tập thể của họ tiết lộ sự đàn áp của quy tắc về kiểu tóc và kêu gọi tự do kiểu tóc. Đó là một vấn đề khó khăn để thúc đẩy sự tự do trong công cuộc tìm việc, nhưng đây lại là suy nghĩ hiện tại của Pantene. ”

Ngày hôm sau, Pantene đã cho chạy một trang quảng cáo đầy đủ trên tờ Nikkei, tờ báo tài chính lớn nhất thế giới với hơn 3 triệu đầu báo mỗi ngày. Quảng cáo cho thấy hình ảnh một cô gái với kiểu tóc  tìm việc điển hình, cùng với câu hỏi, “Nếu tôi tham dự buổi lễ tuyển dụng công ty với kiểu tóc của riêng tôi, tôi có được nhận vào làm không?”

Ảnh: torarirure

Ảnh: motocom27

Ở dưới cùng của quảng cáo, nói “Hy vọng rằng tìm việc làm mà không cần để tóc kiểu đuôi ngựa sẽ trở thành điều tự nhiên ở đất nước này.”

Ngoài việc xuất hiện trên báo, quảng cáo của thương hiệu dầu gọi Pantene cũng được treo rất nhiều trên các toa tàu Nhật Bản.

Ảnh: eriiica07

Và còn dọc theo một bức tường lớn ở Ga Shibuya.

Ảnh: koyamtn_tm

Theo cuộc khảo sát được tiến hành bởi Pantene, 81% người được hỏi cho biết, họ đã có kinh nghiệm phải điều chỉnh cảm xúc của mình cho phù hợp với một công ty trong khi xin việc làm. Dưới đây là một số nhận xét tiêu biểu:


“Tôi muốn có được công việc vì vậy tôi vẫn để kiểu tóc đuôi ngựa mặc dù nó không phải là phong cách phù hợp với tôi.”
“Tôi nghĩ thật kì lạ khi mọi người đều có cùng phong cách nhưng tôi không muốn là người duy nhất bị loại khỏi nhóm vì vậy tôi phải làm điều đó.”
“Kiểu tóc được sản xuất hàng loạt này khiến tôi cảm thấy như tôi không tồn tại vậy.”
“Tôi phải nhuộm tóc màu nâu tự nhiên của mình.”


Đúng là, giống như một số trường học, một số công ty cũng thích những người trẻ đi xin việc có mái tóc đen. Họ nghĩ mái tóc màu nâu trông giống như nó đã được nhuộm, bất kể đó có phải là màu tóc tự nhiên hay không.

Với tầm quan trọng của vấn đề phụ nữ và bình đẳng giới ở Nhật Bản gần đây, chiến dịch quảng cáo mới của Pantene là một chủ đề nóng đang nhận được sự chấp thuận của cộng đồng.

Xét cho cùng, ở một đất nước mà sự hài hòa nhóm được coi là quan trọng hơn cá nhân, bất kỳ người mới nào “sai lệch” tiêu chuẩn đều có thể bị xem là không phù hợp với công ty.

Bạn nghĩ sao về quy tắc đồng phục ở Nhật Bản?

Nguồn: soranews24.com

Neko

Trường học Nhật trao quyền đặt nội quy cho học sinh: không mặc đồng phục, không thi cử!?

# Quizz: Váy đồng phục nữ sinh Nhật Bản được thiết kế ban đầu với mục đích gì?

Lần đầu tiên đồng phục phi giới tính được mặc đến trường

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: