Tokyo đã thông qua luật chống phân biệt đối xử với người LGBT!

Tokyo chính thức thông qua luật chống phân biệt đối xử với người LGBT. Người dân Nhật Bản nói riêng và cộng đồng LGBT trên thế giới nói chung đã cùng reo hò dưới lá cờ lục sắc.

Chưa đầy 48 tiếng trước, nhân quyền – quyền của người đồng tính, song tính và chuyển giới ở Tokyo Nhật Bản đã có một bước tiến mới sau quyết định thông qua luật chống phân biệt đối xử dựa trên cơ sở giới và xu hướng tính dục của chính quyền nơi đây. Không những thế, bộ luật này cũng cam kết rằng chính quyền thành phố sẽ tiến hành giáo dục công cộng về quyền của cộng đồng lục sắc Tokyo.

Vì sao luật cần được thông qua?

Năm 2014, nhiều người dân bị bắt giữ và đàn áp ngay trong thời điểm Olympic Sochi diễn ra do chính phủ Nga đã thông qua bộ luật “chống tuyên truyền đồng tính” ở nước này. Ngay sau đó, Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) đã lên tiếng bảo vệ quyền lợi cho cộng đồng LGBT thông qua việc chấp thuận Kiến nghị 14 của nghị trình Olympic 2020 quy định rằng: “Bất kì hình thức kì thị nào liên quan đến một quốc gia hay một cá nhân hay một chủng tộc, tôn giáo, chính trị, giới tính hay tương tự đều không phù hợp với tinh thần Olympic“.

Nghĩa là tất cả những quốc gia nào còn mang nặng tư tưởng kỳ thị cộng đồng lục sắc cũng như kỳ thị quyền con người thì sẽ không bao giờ được đăng cai tổ chức Thế vận hội lớn nhất hành tinh.

Chính vì vậy, với tư cách “chủ xị” Thế vận hội năm 2020, Nhật Bản đã làm chính xác những gì cần phải làm. Luật mới của Tokyo quy định rằng “Chính quyền thành phố Tokyo, công dân và doanh nghiệp không phân biệt đối xử trên cơ sở bản dạng giới hoặc xu hướng tình dục” và cam kết rằng chính phủ sẽ “thực hiện các biện pháp cần thiết để đảm bảo các giá trị nhân quyền và sự đa dạng được tôn trọng trong thành phố.”

Ngoài ra, chính quyền Nhật Bản trong những năm gần đây đã thực hiện các bước đi tích cực trong việc công nhận và bảo vệ người LGBT. Bộ Giáo dục thậm chí đã ban hành “Sách hướng dẫn cho giáo viên” vào năm 2016 để hướng dẫn cách đối xử hợp lý với học sinh thuộc cộng đồng LGBT tại trường học.

Cùng năm đó, Nhật Bản cùng với Hoa Kỳ và Hà Lan đã mở đầu một hội nghị UNESCO về việc học sinh LGBT bị bắt nạt. Vào tháng 3 năm 2017, Bộ thông báo đã sửa đổi chính sách phòng chống bắt nạt quốc gia nhằm mục đích bảo vệ các sinh viên LGBT. Nhật Bản cũng đã bỏ phiếu cho hai nghị quyết của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc để chấm dứt bạo lực và phân biệt đối xử trên cơ sở xu hướng tình dục và bản dạng giới.

Bộ luật nói gì?

Pháp lệnh đầu tiên ở cấp địa phương cấm phân biệt đối xử với người LGBT và các nhóm thiểu số tính dục khác. Quy định này dự kiến sẽ có hiệu lực kể từ tháng Tư năm sau với các phương pháp tuyên truyền giáo dục và đẩy mạnh chiến dịch để nâng cao nhận thức về Điều lệ Olympic và tôn trọng nhân quyền. “Việc được hưởng các quyền và tự do đã quy định trong Điều lệ Olympic sẽ được bảo đảm thực thi và không phân biệt đối xử về chủng tộc, màu da, giới tính, xu hướng tình dục, ngôn ngữ, tôn giáo, quan niệm ​​chính trị, tài sản, địa vị xã hội hoặc tình trạng khác. ”

Để đảm bảo bình đẳng nhân quyền, chính phủ Nhật Bản cũng sẽ điều chỉnh lại pháp lệnh về việc sử dụng các không gian công cộng (như công viên) để ngăn chặn hành động từ các nhóm thù hận. Ngoài ra, bộ luật được ra đời với mong muốn cải thiện khả năng tiếp cận cho các cặp đồng giới trong một vài tình huống như thăm bệnh viện và cho thuê chung căn hộ với tư cách là gia đình.

Trong tương lai, chính phủ cũng sẽ cho xây dựng những trung tâm tư vấn dành riêng cho cộng đồng lục sắc để dễ dàng hơn trong việc hỗ trợ các nhóm thiểu số tính dục. Mặc dù Nhật Bản không có luật “chống đồng tính hoặc các nhóm thiểu số tính dục khác” như Nga, nhưng họ đồng thời cũng không có luật pháp để bảo vệ quyền lợi của người LGBT.

Các nhà lập pháp từ Tomin First no Kai (Tokyoites First), Komeito, Đảng Dân chủ Hiến pháp và Đảng Cộng sản Nhật Bản đã bày tỏ và ủng hộ pháp lệnh. “Chúng tôi rất hào hứng chờ đợi chính quyền trung ương để giới thiệu các bước trong quá trình.” Việc đảm bảo quyền bình đẳng của các nhóm thiểu số sẽ trở thành di sản của Thế vận hội năm 2020.

Hiện tại, chúng ta đang sống trong năm 2018, vậy bạn có còn kỳ thị những người trong cộng đồng LGBT không? Hãy nêu ra ý kiến riêng của mình ở phần bình luận bên dưới nhé!

Nguồn: Thục Nhi (Saostar.vn)

Theo Khang Dora/Tinanime

Khi bạn bỏ ra 3 triệu yên cho một nhân vật Anime duy nhất- Đây là kết quả

Ngoài ‘Oishii’: 10 từ ngon hơn để miêu tả món ăn bằng tiếng Nhật

Cơn sốt dịch vụ xin nghỉ việc hộ tại Nhật Bản

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: