Những tình huống “dở khóc dở cười” của Fan khi sưu tầm thẻ Yu-Gi-Oh!

Yu-Gi-Oh! là một trò chơi nổi tiếng ở Nhật được chuyển thể từ một Manga cùng tên, yêu cầu hai người chơi sử dụng những thẻ bài để chiến đấu với đối phương, thẻ bài càng mạnh thì tỉ lệ thắng càng cao cho nên chúng cực kỳ có giá trị và quý hiếm.

Vì vậy đối với Fan yêu thích trò chơi này thì sưu tập thẻ Yu-Gi-Oh chính là tình yêu của họ, cũng giống như Otaku họ sẵn sàng chi ra rất nhiều tiền để mua những chiếc thẻ hiếm. Tuy nhiên, không phải cứ bỏ tiền là mua được mơ ước, có những trường hợp khá “đắng lòng” cho Fan trong khi sưu tập thẻ Yu-Gi-Oh.

Đầu tiên tại Akihabara ở Tokyo, một cửa hàng có tên Card Shop Spiral có bán rất nhiều loại thẻ Yu-Gi-Oh từ rẻ tiền đến siêu đắt. Chiếc thẻ đắt nhất trong cửa hàng có tên Blue-Eyes Ultimate Dragon (thẻ quái thú rồng 12 sao) và chỉ có một cái duy nhất trên thế giới.


Ảnh: http://otakomu.jp/


Chiếc thẻ là phần thưởng của một cuộc thi giải đấu vô địch châu Á, đó lí do tại sao nó được đóng gói trong một chiếc hộp đựng đặc biệt. Thẻ đi kèm với Yu-Gi-Oh chính là chữ ký của người sáng tạo Kazuki Takahashi.

Anh Saku06s (chủ chiếc thẻ) đã chụp hình tấm thẻ Blue-Eyes Ultimate Dragon và chào bán với giá 402.000 đô tương đương với 45,000,000 yên.

Ảnh: https://twitter.com/saku06s

Nếu bạn nghĩ rằng nó thật sự đắt tiền thì nhầm rồi nhé, ANN báo cáo rằng giá chào bán ban đầu của chiếc thẻ Blue-Eyes Ultimate Dragon là 904 triệu đô la. Vì vậy, đây vẫn là một cái giá hời cho các Fan đúng không?

Câu chuyện của nhân vật thứ 2 lại khá là đắng lòng:

Lorelei Symphonic Arsenal là tấm thẻ dành cho người chiến thắng tại giải đấu Yu-Gi-Oh 2008! Hiện nay mới có 6 nhà vô địch tại Giải vô địch thế giới, nghĩa là chỉ có sáu chiếc thẻ như vậy trên hành tinh này. Vì vậy nếu có bán, giá của nó cũng cực kỳ đắt đỏ.

Và một phụ nữ 20 tuổi ở Kyoto đã mua một tấm thẻ Lorelei Symphonic Arsenal từ một người có tên Shunki Iwasaki, 29 tuổi, với giá 400.000 yên (3.556 đô la) thông qua đấu giá trên mạng hồi đầu năm nay.

Tuy nhiên nó chỉ là đồ “Fake”, sau khi cô nhận ra điều đó, người phụ nữ đã liên lạc với chính quyền và Iwasaki đã nhanh chóng bị cảnh sát bắt giữ.


Đây là thẻ thực, được dán nhãn 本 物 (Honmono), so sánh với thẻ giả, có nhãn 偽 物 (Nisemono).
Ít ra cô nàng còn tìm thấy tên bán hàng giả để đòi lại số tiền của mình, đúng là trong cái rủi có cái may.
Nhưng có lẽ câu chuyện buồn nhất phải kể đến trường hợp của người dùng Twitter KnightMiyabi. Anh ta quyết định bán những chiếc siêu quý hiếm của mình để trả tiền học phí trường mầm non cho con gái mình.

Đây là những thẻ Blue-Eyes White Dragon (thẻ bài không chính thức). Nhưng nó cực kỳ hiếm bởi vì bạn chỉ có thể mua chúng tại những chương trình khuyến mãi giới hạn và được giới thiệu duy nhất tại Jump Festa ở Nhật Bản vào năm 2000.
Mỗi một tấm thẻ của anh có giá tầm 10.000 yên ($ 88). Với số tiền bán thẻ, KnightMiyabi dự định sẽ dùng nó cho việc nuôi nấng và chi trả học phí cho con gái anh.
Dù dùng vào việc tốt nhưng điều này vẫn khiến chủ sở hữu rất đau lòng vì phải bán đi thứ mình yêu thích. Đúng là “nghe cũng tội mà thôi cũng kệ”, anh ta xứng đáng nhận danh hiệu ông bố của năm.
Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: