Nghi lễ “hù ma” trẻ em được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của Nhật Bản
Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác.
Tuy nhiên, hầu hết các di sản thuộc loại trên đều mang những nét rất tao nhã, thanh lịch tuy nhiên có một số trường hợp ngoại lệ.
Ảnh: http://time.com/
Gần đây, UNESCO đã chính thức công nhận một truyền thống đáng sợ ở Nhật trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
“Raiho-shin” là truyền thống dân gian Nhật Bản, trong đó người dân địa phương sẽ mặc trang phục để biến thành các vị thần, tuy nhiên trông nó vô cùng kỳ dị và còn kèm theo chiếc mặt nạ thực sự đáng sợ.
Sau đó, họ đi vào thị trấn, hoặc thậm chí đi vào các ngôi nhà lân cận, thực hiện những hành động cầu chúc cho trẻ em trở nên tốt đẹp hơn trong năm mới.
Nghi lễ diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau ở một số khu vực của Nhật Bản, đặc biệt là ở các khu vực Tohoku, Hokuriku, Kyushu và Okinawa. Thông thường, họ sẽ tổ chức nghi lễ này để ăn mừng năm mới hoặc thay đổi theo mùa.
Namahage và các biến thể khác nhau của nghi thức Raiho-shin
Ở tỉnh Akita và các khu vực phía bắc khác, vào đêm giao thừa, những người đàn ông sẽ mặc áo choàng rơm, đeo mặt nạ đáng sợ và đi một vòng quanh khu phố. Họ sẽ vào nhà dân để tìm những đứa trẻ nghịch ngợm, không nghe lời và khiến chúng trở nên ngoan ngoãn hơn. Họ được gọi là Namahage. Các Namahage sẽ rời khỏi nhà khi được người chủ tặng những món quà như Mochi hoặc Sake.
Ảnh: http://www.goldenjipangu.com/
Lễ hội Paantu là một sự kiện thường niên diễn ra trên Đảo Miyako của Okinawa. Người đàn ông ở đây sẽ hoá thân thành sinh vật thần thoại được gọi là Paantu, người dân tin rằng nó sẽ mang lại may mắn và xua đuổi linh hồn ma quỷ.
Các Paantu sẽ mặc lên người dây leo, lá và bùn, sau đó lấy bùn bôi lên trên người dân thị trấn. Đây là một trải nghiệm đáng sợ đối với trẻ nhỏ, nhưng cha mẹ vẫn bất chấp sự sợ hãi đó để có được một mẩu bùn may mắn cho đứa con.
Koyaura tại lễ hội mùa thu ở Hiroshima, người dân sẽ hoá trang thành những con quỷ được gọi là Makka và đuổi theo trẻ em, sau đó dùng một cây gậy để đánh vào chúng. Họ tin rằng điều này sẽ đảm bảo trẻ em có sức khỏe tốt cho năm tới.
Ảnh: /kureyabu/
UNESCO cho biết, các nghi thức có thể khác nhau, nhưng đặc điểm chung là hoá thân như một vị thần, quỷ hoặc yêu tinh và ước muốn cho trẻ em những điều tốt đẹp nhất.
“Bằng cách thực hiện các nghi thức, mọi người đặc biệt là trẻ em có thể liên kết với cộng đồng, và tăng cường mối quan hệ giữa họ.”
Trẻ em ném kẹo ra cửa để xua đuổi con quỷ ra khỏi nhà, nhìn chúng sợ hãi thât tội nghiệp !
Mặc dù có sự khác biệt, các nghi thức Raiho-shin gắn bó chặt chẽ với văn hóa địa phương và bản sắc đặc trưng của các vùng. Việc “hù doạ” khiến trẻ em sợ hãi thực sự là một phần quan trọng của văn hóa Nhật Bản!
Đôi khi người lớn cũng sẽ sợ kiểu “hù doạ” này đặc biệt là vào ban đêm!
Nguồn: https://grapee.jp/en/107172
Neko
Khám phá những điều bí mật chỉ có ở sân bóng nước nhà người ta tại Fukushima
Nhật Bản trong trải nghiệm đầu tiên đặt chân lên vùng đất thiên đường của nữ 9x
Thí sinh của Junon Super Boy khuấy đảo cộng đồng mạng bởi sắc đẹp phi giới tính