5 rủi ro thường gặp khi đi xuất khẩu lao động Nhật Bản?

Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng nhau phân tích một số rủi ro có thể phát sinh khi làm việc tại Nhật Bản để các bạn có được cái nhìn tổng quan nhất về thị trường lao động này.

1.Bị môi giới lừa đảo, thu phí quá cao

moigioxkld

Rủi ro đầu tiên mà nhiều người cảm thấy bất mãn nhất đó chính là bị môi giới “móc túi” hàng chục triệu đồng. Đa số lao động đều đến từ các vùng quê nghèo, thông tin tiếp cận còn hạn chế, nhiều người chọn cách làm việc với môi giới để được “tin tưởng và an tâm hơn”.

Nhưng chính tâm lý chắc ăn đã khiến cho nhiều người phải bỏ thêm 500$, 1000$ thậm chí là 2000$ cho môi giới, một số tiền quá lớn đối với người nông dân.

2.Chi phí đội lên nhiều lần so với lúc tư vấn

Làm việc với môi giới đã mất một khoản tiền lớn, khi lên được công ty tư vấn người lao động lại tiếp tục bị “móc túi” thêm một lần nữa.

Lúc đầu nghe tư vấn nghĩ khoảng 120-150 triệu là chi trọn gói, nhưng khi tham gia thì phát sinh đủ khoản khác nhau và đã đâm lao thì phải theo lao, ra đến sân bay nhiều người mất ~230 triệu…

3. Công việc vất vả làm việc trong môi trường khắc nghiệt

1
Cuộc sống của người lao động Việt Nam tại Nhật Bản không hề dễ dàng, từ việc bất đồng ngôn ngữ cho tới khó khăn trong việc hòa nhập với môi trường mới. Nhiều công việc như xây dựng, dàn giáo phải làm việc ngoài trời trong điều kiện khắc nghiệt nhất là vào những ngày đông trong cái lạnh cắt da cắt thịt.

Đi xuất khẩu lao động thì chúng ta cũng nên hiểu 1 phần là do Nhật Bản thiếu hụt nguồn lao động, phần nữa là do lao động trong nước của họ không mặn mà với các công việc chân tay, làm việc trong môi trường khắc nghiệt, độc hại. Nên xác định để kiếm được đồng tiền của họ chúng ta phải chịu vất vả và khó khăn.

Đừng có tin vào lời của môi giới với những câu đại loại như: Công việc này nhàn lắm, làm trong nhà nắng không đến mặt mưa không đến đầu, nhiêu việc làm thêm, lương cao lắm…Cái gì cũng có giá của nó, trên đời này không có gì miễn phí cả ngoại trừ “miếng pho mát ở trên cái bẫy chuật”

4. Công ty phá sản, hết việc

Nhật Bản đang đối mặt với tình trạng suy thoái kinh tế nghiêm trọng, nhiều công ty mới thành lập và cũng có không ít các công ty bị phá sản, không duy trì được hoạt động sản xuất.

Nếu không may gặp phải công ty như vậy mà họ không điều chuyển sang được một công việc hoặc xí nghiệp khác có thể bạn sẽ phải về nước, mặc dù nhận được một khoản đền bù nhưng chắc chắn cũng khiến bạn cảm thấy không hài lòng.

5. Điều kiện ăn ở, sinh hoạt kém

Gặp được xí nghiệp tốt họ bố trí chỗ ăn ở chu đáo, sạch sẽ. Nhưng cũng có những trường hợp anh em lao động phải ở trong những căn phòng trật trội, điều kiện sinh hoạt tồi tệ.

Chắc chắn nếu cứ duy trì cuộc sống như vậy sẽ có không ít anh em cảm thấy căng thẳng, sức khỏe không đảm bảo. Nhiều người sẽ có ý định bỏ trốn, ra ngoài lưu trú bất hợp pháp.

( Nguồn  ttc Việt Nam )

 

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: