Cả xã “ăn mày” phất lên nhờ đi XKLĐ Nhật Bản

Nhật Bản đang là một trong những thị trường xuất khẩu lao động lý tưởng cho người lao động Việt Nam. Với mức lương cơ bản cao, làm thêm nhiều, công việc ổn định, chế độ đãi ngộ tốt, rất nhiều người chọn Nhật Bản là một bước đệm để thay đổi cuộc đời của mình.

Những thay đổi đã xảy ra khi đi XKLĐ.

Chúng ta được biết xã Ích Hậu, Lộc Hà, Hà Tĩnh được mệnh danh là xã “ăn mày” từ nhiều năm nay. Bởi vì truyền thống đi ăn xin từ lâu đời của người dân trong xã, do bị mất mùa thường xuyên. Nhưng bây giờ thì không phải vậy. Khi bạn đặt chân tới đây sẽ ngạc nhiên, nghi ngờ có phải xã “ăn mày” không khi mà các ngôi nhà khang trang mọc lên khắp nơi, đường bê tông liên thôn, liên xã…

Gặp ông Nguyễn Văn Khánh chủ tịch xã cho hay: “Ngày xưa cả làng nghèo lắm, cho đất nông nghiệp bị nhiễm mặm nên thường xuyên mất  mùa. Mọi người phải đi ăn xin thì may ra mới sinh tồn được. Nhờ được sự quan tâm của Đảng và Chính phủ, chương trình XKLĐ được khởi xướng. Nhà nào cũng có người đi XKLĐ, cuộc sống của người dân khấm khá từ đây.”
người lao động ở sân bay

(Hình ảnh người lao động ở sân bay)

Hiện tại xã có khoảng 200 người đi XKLĐ Nhật Bản, và các nước khách như Đài Loan, Hàn Quốc. Nhờ đi XKLĐ, mà rất nhiều ngôi nhà khang trang được mọc lên, trẻ em được học hành tới nơi tới chốn…Hàng năm, lượng ngoại hối đổ về rất nhiều. Cả xã có 8.300 nhân khẩu thì chỉ có 5.000 nhân khẩu ở nhà, còn lại là đi làm ăn xa.

Thị trường 2 nước Nhật Bản, Đài Loan là có nhiều người dân trong xã đi nhất. Với mức thu nhập cao, môi trường làm việc tốt, ổn định. Nhiều người sau khi đi XKLĐ về, có chút vốn liếng đã tự mở kinh doanh riêng, tạo nhiều công ăn việc làm cho thanh niên trong xóm. Đây cũng được coi là giấu hiệu đáng mừng cho cả xã.

Bây giờ, ít người nhắc tới xã Ích Hậu là xã “ăn mày” nữa, nhưng đối với những người cao niên trong làng, trong xã thì đó là ký ức về một thời khốn khó, để  nhắc con cháu cần biết vươn lên thoát nghèo, và không được phụ công ông bà, bố mẹ.

Chương trình đi XKLĐ của Chính phủ với mục đích góp phần cho người lao động có công ăn việc làm ổn định, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập. Mong ngày càng có nhiều vùng quê đổi mới, thoát nghèo nhờ vào chương trình này.

(Nguồn japannet)

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: