Thói quen “tốt” khiến cả nghìn người chết ở Nhật Bản

Nguyên nhân cái chết của Kiyotaka, một người trẻ tuổi làm việc rất chăm chỉ, vừa được xác nhận tháng trước tại Nhật Bản.

147012503230021-nhat-9Cha mẹ của Kiyotaka Serizawa cầm ảnh con sau đám tang

Tháng 7 năm ngoái, một người đàn ông Nhật Bản đã tự tử sau một tuần làm việc điên rồ kéo dài 90 tiếng. Kiyotaka Serizawa, 34 tuổi, làm việc ở một công ty bảo trì các tòa nhà chung cư và đây cũng là tuần cuối cùng của cuộc đời anh.

“Các đồng nghiệp nói rằng con tôi làm việc rất chăm chỉ”, cha của Kiyotaka Serizawa nói trong một cuộc phỏng vấn. “Họ nói rằng họ chưa bao giờ nhìn thấy bất cứ ai làm việc chăm chỉ như vậy.”

Kiyotaka tự tử bằng cách đốt than trong ô tô và tử vong vì ngộ độc khí CO. Nguyên nhân cái chết của anh vừa được xác nhận chính thức vào tháng trước.

Kiyotaka chỉ là một trong hàng trăm, có thể hàng nghìn người qua đời mỗi năm vì làm việc quá sức tại Nhật Bản.

147012503212756-nhat-2Kiyotaka chỉ là một trong hàng trăm, có thể hàng nghìn người qua đời mỗi năm vì làm việc quá sức tại Nhật Bản (Ảnh minh họa)

Ở phương Tây, mọi người thường nói về chuyện làm thế nào để làm việc hiệu quả hơn, sau đó dành nhiều thời gian cho gia đình hay làm những điều yêu thích.

Thế nhưng, tại Nhật Bản, thậm chí còn không có thuật ngữ về “work-life balance” (cân bằng giữa công việc và cuộc sống). Tại đây chỉ có khái niệm “những cái chết vì làm việc quá sức”, hay còn được gọi là karoshi. Đây được xem như là một hệ quả tất yếu của nền văn hóa làm việc quá giờ nổi tiếng của Nhật Bản, vấn đề hầu như còn không được mang ra thảo luận.

Tại đất nước mặt trời mọc, mỗi năm có hàng trăm, thậm chí hàng nghìn người làm việc đến chết, theo đúng nghĩa đen.

Nhật Bản có nền văn hóa cho rằng việc làm quá giờ hoặc tham gia các hoạt động xã hội ngoài giờ liên quan đến công việc là chuyện bình thường.

Road workers prepare a construction site at night in central Tokyo November 30, 2015. REUTERS/Thomas Peter

Mọi thứ bắt đầu vào những năm 1970 tại Nhật Bản, khi mức lương được trả tương đối thấp và người lao động muốn kiếm thêm thu nhập. Việc này tiếp diễn trong những năm 1980 bùng nổ, khi Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới.

Nền văn hóa làm việc quá giờ vẫn tiếp tục vào cuối những năm 1990, khi các công ty bắt đầu tái cơ cấu và nhân viên ở lại làm việc muộn, đảm bảo họ không bị sa thải.

“Trong một công ty Nhật Bản, làm thêm giờ là chuyện thường xuyên. Nó gần như là một phần của lịch trình làm việc”, Koji Morioka, giáo sư tại Đại học Kansai, một trong những người đang tìm cách để chống lại karoshi nói. “Không ai bắt họ làm thêm, nhưng người lao động luôn cảm thấy rắng đó là việc bắt buộc.”

Female job seekers take notes as they attend an orientation session at a company booth during a job fair held for fresh graduates in Tokyo, Japan, March 20, 2016. REUTERS/Yuya Shino/Files

Lịch trình làm việc không ngừng nghỉ này đã dẫn đến karoshi (tử vong vì một cơn đau tim, đột quỵ hoặc tự tử do làm việc quá sức) là nguyên nhân tử vong được công nhận tại Nhật Bản. Số liệu của Bộ Lao động cho thấy có 189 trường hợp tử vong vì nguyên nhân này vào năm ngoái, mặc dù các chuyên gia cho rằng con số thực tế là hàng ngàn người.

Hiroshi Kawahito, một luật sư cho biết điều đáng nói là những người tử vong do karoshi đều là những người rất trẻ, thường ở độ tuổi 20.

Dân số Nhật Bản đang già đi nhanh chóng, vì thế lực lượng lao động sẽ giảm ít nhất ¼ vào năm 2050. Điều này có nghĩa là sẽ ngày càng ít người lao động và khối lượng công việc sẽ ngày càng gia tăng.

14701250327619-nhat-7

Karoshi (tử vong vì một cơn đau tim, đột quỵ hoặc tự tử do làm việc quá sức) là nguyên nhân tử vong được công nhận tại Nhật Bản

Giáo sư Morioka nói rằng để loại bỏ nguyên nhân tử vong do làm việc quá sức, Nhật Bản sẽ phải thay đổi toàn bộ nền văn hóa làm việc.

“Không thể chỉ loại bỏ một mình karoshi được”, ông nói. “Chúng ta cần phải thay đổi văn hóa làm thêm giờ của Nhật Bản và tạo thêm thời gian cho gia đình và sở thích cá nhân. Làm việc quá giờ là gốc rễ của nhiều vấn đề tại Nhật Bản. Mọi người bận rộn đến nỗi họ thậm chí không có thời gian để phàn nàn.”

 

(Nguồn danviet)

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: