Ở Nhật Bản, nam nữ tắm chung là chuyện bình thường?

Khi đi du lịch ở Nhật chắc chắn lúc nào đó các bạn sẽ nhìn thấy những tấm màn đề chữ 「ゆ」(Yu), hay những tấm bảng ghi「〇〇湯」(Khu nước nóng OO),「××温泉」(Nhà nghỉ onsen xx).

Ảnh: https://www.tripadvisor.com/

Ảnh: https://www.tripadvisor.jp/

Nhà tắm công cộng đã xuất hiện ở Nhật Bản từ thời cổ đại. Khi vén tấm màn lên để bước vào bên trong bạn sẽ nhìn thấy kệ để giày, quầy vé, phòng thay đồ, và phòng tắm, những hình ảnh vô cùng quen thuộc với fan phim Nhật 20 năm về trước. Cùng với sự phát triển về kinh tế, khi nhà nhà đều được lắp đặt phòng tắm riêng thì việc đến nhà tắm công cộng không còn cần thiết nữa. Các loại hình dịch vụ cao cấp khác như suối nước nóng dần thay thế. Nhà tắm công cộng cũng vì đó mà mất đi giá trị của nó.

Ảnh: https://tenki.jp/suppl/r_miwa/

Người Nhật rất thích ngâm mình trong nước nóng. Do đó hầu như ngày nào họ cũng tắm bồn. Người nước ngoài hầu hết thích tắm vòi hoa sen hơn. Đối với người Nhật, tắm không chỉ để làm sạch cơ thể mà còn giúp xua tan đi sự mệt mỏi tinh thần của một ngày dài làm việc và học hành căng thẳng. Còn người nước ngoài tắm đơn giản chỉ là rửa đi bụi bặm.

Bạn có biết thói quen tắm gội của người Nhật rất khác biệt không?

Người Nhật là tắm ngay trước khi đi ngủ

Ở Nhật có quan niệm trước khi đi ngủ cần đi tắm để có được giấc ngủ thoải mái. Còn người phương Tây thì ngược lại, họ thường chọn tắm vào buổi sáng để giúp tinh thần sáng khoái chuẩn bị cho ngày mới.

Chỉ ở Nhật mới có văn hoá tắm bồn chung

Con cái ở Nhật thường được bố mẹ tắm rửa cho. Vì vậy những hình ảnh bố và con gái tắm chung trong các bộ Anime như “Totoro nhà kế bên” hay “Nhóc Maruko” luôn khiến khán giả nước ngoài thấy xấu hổ.

Khoả thân khi tắm suối nước nóng chỉ có ở Nhật

Ở các khu vực suối nước nóng nước ngoài, nam nữ sẽ mặc đồ bơi và bơi như ở hồ bơi bình thường. Giống như kiểu bể bơi thông thường ở Nhật. Ngược lại ở Nhật nếu bạn đi tắm suối nước nóng thì bạn không được phép mặc quần áo. Điều này khiến việc đi tắm Onsen ở Nhật mang hình ảnh nghỉ dưỡng hơn là vui chơi vận động.

Thời kì Edo, nam nữ tắm chung?

Ảnh: https://store.shopping.yahoo.co.jp/liberty/630-0798.html

Vào thế kỷ thứ 6, cùng với sự phát triển của đạo Phật nhà tắm công cộng được du nhập vào Nhật Bản từ Trung Quốc.

Lời Phật dạy có câu: “Ngâm mình trong bồn tắm sẽ giúp phòng tránh 7 loại bệnh và đem đến 7 điều lành”. Trong các ngôi chùa ngày xưa đều có khu vực phòng tắm để các nhà sư thanh tẩy bản thân. Sau đó dần dần dân thường cũng sử dụng nên ngày càng phổ biến.

Thành phố Edo năm 1813 (hiện nay là Tokyo), có khoảng 600 nhà tắm công cộng. Nghe nói là đến giữa thời đại Edo mọi người vẫn còn tắm chung. Lý do là vì củi dùng để đun nước nóng thời này còn khá khan hiếm. Phòng tắm chung này còn được gọi là “phòng tắm tập thể”

Nhờ vào cuộc cách mạng Kansei (1787-1793) mà việc nam nữ tắm chung bị nghiêm cấm. Các nhà tắm công cộng lúc đó phải cho chia khu vực nam nữ bằng các tấm vách.

Trong cuốn “Thám hiểm Nhật Bản”, nhà thám hiểm Perry đã ghi lại một cách ngạc nhiên như sau:

Ở Edo, nam nữ không phân biệt có thể cùng nhau tắm chung trong nhà tắm

Kiểu cấm “nửa vời” như vậy tồn tại đến thời đại Meiji. Lệnh cấm được thực hiện triệt để vào năm 1900 bởi một sắc lệnh của Bộ Nội Vụ.

Ý nghĩa của 2 chữ 「わ」(wa) và 「ぬ」(nư) trên tấm bảng gỗ được đặt phía trước của nhà tắm công cộng

Ảnh: https://tenki.jp/suppl/r_miwa/

Bây giờ chắc bạn đã hiểu văn hoá nhà tắm của Nhật khác với thế giới như thế nào rồi nhỉ? Tuỳ mỗi vùng miền mà văn hoá này còn có sự khác biệt thêm nữa đó. Ví dụ, người Nhật có văn hoá rằng người nhỏ tuổi hơn sẽ phải chà lưng cho người lớn tuổi. Do đó trong các phim Nhật chúng ta thường bắt gặp hình ảnh các cậu con trai chà lưng cho bố, hay cấp dưới chà lưng cho cấp trên.

Ngoài chữ 「ゆ」(Yu) trên tấm rèm nhà tắm công cộng thỉnh thoảng nhân viên sẽ thay 2 tấm bảng đề chữ 「わ」(wa) và 「ぬ」(nư), các bạn có biết ý nghĩa của nó là gì không?

Để chữ  “Wa” nghĩa là nhà tắm đang mở cửa. Còn khi đóng cửa sẽ để chữ “Nư”.

Giá một lần sử dụng nhà tắm công cộng tầm 460 yên. Nếu nhà bạn có bồn tắm thì giá này có vẻ mắc nhưng bù lại bạn có thể tận hưởng cảm giác thoài mái dang rộng tay chân ở một hồ nước rộng và thong thả ngắm nhìn những bức tranh trên tường.

Ảnh: https://tenki.jp/suppl/r_miwa/

Ngoài ra để thu hút khách, các nhà tắm công cộng còn cung cấp nhiều dịch vụ khác như: bồn tắm sử dụng thảo dược, bồn tắm mát-xa, bồn tắm điện, phòng xông hơi, hồ bơi, phòng tắm ngoài trời,…

Phòng xông hơi

Ảnh: http://www.yunoizumi.com/souka/

Bồn tắm mát-xa

Ảnh: http://pokaon-tosa.com/?p=407

Phòng tắm ngoài trời

Ảnh: https://www.nobogura.co.jp/hotspring/openair.html

Vào “ngày nhà tắm công cộng”, 26 hàng tháng, các nhà tắm công cộng sẽ tổ chức các chương trình khuyến mãi như là: vé miễn phí…Nếu có thời gian sao bạn không đến đây trải nghiệm nét văn hoá độc đáo này của xứ sở Hoa Anh Đào?

Tham khảo https://tenki.jp/suppl/r_miwa/

Chiko

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: