Hình ảnh cậu bé cõng người em trai đã chết, ánh mắt kiên định trước dàn hoả thiêu gây chấn động thế giới về tội ác chiến tranh

Đã 74 năm kể từ ngày quả bom nguyên tử rơi xuống thành phố Nagasaki vào ngày 9 tháng 8. Cứ đến thời điểm này, cả thế giới lại chia sẻ tấm ảnh hai đứa bé gây chấn động.

Ảnh https://headlines.yahoo.co.jp/hl?a=20190805-00010002-nishinpc-soci

Bức ảnh mô tả một đứa trẻ đang cõng trên lưng một đứa trẻ khác, dường như là người em trai đã qua đời của cậu. Cậu bé này nhìn xa xăm vào ngọn lửa và chờ đến lượt hoả táng em trai mình.

Có lẽ bố mẹ cậu cũng đã qua đời do ảnh hưởng từ bom nguyên tử, từ đó về sau, cậu sẽ chẳng còn người thân thích nào bên cạnh. Chiến tranh không chỉ tước đoạt mạng sống con người, mà còn đem lại bất hạnh cho những người còn sống.

Giáo hoàng Phanxicô, người sẽ có lịch trình đến thăm Nhật bản vào tháng 11 năm nay đã phát ngôn như sau:

“Những điều này có sức truyền tải hơn 1000 từ”

Giáo hoàng dự định sẽ làm postcard tấm ảnh này và phân phát cho các tín đồ trên khắp thế giới, với thông điệp “đây là những điều mà chiến tranh mang lại”.

Tác giả của tấm ảnh trên là Joe O’Danell, một nhiếp ảnh gia chiến trường của quân đội Mỹ. Anh đến Nagasaki sau khi quả bom được thả xuống và chụp khoảng 300 tấm ảnh tư liệu. Tuy nhiên, quá ám ảnh trước những điều nước Mỹ đã gây ra, 40 năm sau, anh ta vẫn để những tấm ảnh trong cuộn phim. Vợ của Joe O’Danell, Kimiko là người Nhật. Cô quyết định công bố những tấm ảnh này với hy vọng bi kịch do chiến tranh để lại sẽ không tiếp diễn.

Sau khi tấm ảnh được công bố, rất nhiều nghiên cứu đã được thực hiện nhằm tìm hiểu về số phận cậu bé trong ảnh, nhưng vẫn chưa có câu trả lời. Tuy nhiên nhìn vào dáng đứng, đôi mắt và bàn tay của cậu, có thể thấy cậu bé là người mạnh mẽ và kiên quyết. Chúng ta hãy cùng hy vọng cậu có thể chịu đựng được nỗi đau và tiến về phía trước.

Thành phố Nagasaki thời điểm đó có khoảng 240,000 người sinh sống. Quả bom nguyên tử đã khiến 74,000 người tử vong ngay lập tức, những người khác tử vong do di chứng của chất phóng xạ. Đó là chưa kể xác người bị cháy đen, biến dạng do phóng xạ rải rác khắp thành phố là nguyên nhân gây ra bệnh dịch, bầu không khí chết chóc lan toả khắp mọi ngõ ngách ở nơi này.

Một cậu bé đã mất toàn bộ người thân liệu có thể tiếp tục tồn tại trong điều kiện như vậy?

Không cần biết ai đúng ai sai, chiến tranh chỉ đem lại tổn thương và mất mát cho người vô tội. Chúng ta cùng cầu nguyện cho một thế giới mà không ai phải gánh chịu những nỗi đau do chiến tranh để lại.

Kengo Abe

Video phục chế màu diễn tả sự khốc liệt của Okinawa trong chiến tranh vào năm 1945

Con tin Nhật Bản kỳ lạ được đối xử đặc biệt, nhân tố đem lại thắng lợi cho Nhật trong Chiến tranh Nga- Nhật

Tàu siêu tốc Shinkansen- Niềm hy vọng của toàn dân Nhật sau chiến tranh thế giới thứ 2

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: