Vợ chồng Nhật Bản thường ngủ riêng – Có phải vì hôn nhân không hạnh phúc?

Đã có nhiều bình luận về các cặp vợ chồng Nhật Bản, một trong những câu hỏi thường được đặt ra nhất là “Tại sao vợ chồng Nhật lại ở phòng riêng trong khi không gian nhà ở Nhật rất nhỏ?”

Thực tế rất nhiều vợ chồng người Nhật vẫn ở chung phòng, tuy nhiên họ ngủ ở hai giường khác nhau.

Ảnh https://rocketnews24.com/2013/07/23/351068/

Người ngoài nhìn vào có thể nghi ngờ tình cảm vợ chồng của họ, tuy nhiên nếu tìm hiểu kỹ hơn sẽ biết rằng, nguyên nhân thật sự nằm ở sự khác biệt trong cách sống.

Một người Nhật từ trang Iromegane chia sẻ về kinh nghiệm thực của bản thân:

“Khi tôi còn bé, bố mẹ tôi ở khác phòng. Khi đó, tôi cứ nghĩ là vì họ không yêu nhau, nhưng sau đó tôi biết được rằng giờ sinh hoạt của họ không đồng nhất. Mẹ tôi làm ca đêm và phải về nhà rất trễ. Bố tôi thường thức dậy lúc nửa đêm để đón mẹ từ ga cách nhà khoảng nửa tiếng lái xe. Sáng hôm sau ông sẽ thức dậy lúc 6 giờ 30 để đánh thức tôi và làm bữa sáng”.

Khi một cặp vợ chồng Nhật Bản có con, thông thường đứa trẻ sẽ ngủ với bố mẹ. Khác với trẻ em phương Tây, đứa trẻ sẽ không có phòng riêng cho đến khi vào cấp 1 (là sớm nhất). Tuy nhiên, để người chồng có thể nghỉ ngơi tốt hơn (vì người chồng là trụ cột tài chính trong gia đình Nhật Bản), anh ta sẽ được ngủ riêng và đứa trẻ ngủ với mẹ. Vì vậy vợ chồng sẽ bắt đầu ngủ riêng kể từ lúc có con.

Ngoài ra, thêm một lý do khiến vợ chồng Nhật ngủ riêng là vì những tấm đệm ngủ kiểu Nhật (Futon) chỉ có kích thước dành cho một người. Phụ thuộc vào tình trạng mối quan hệ vợ chồng mà khoảng cách giữa hai tấm đệm Futon có thể gần hoặc xa. Nếu cả hai cùng nằm trong cùng một Futon, có khả năng một trong hai người sẽ bị lọt ra khỏi chăn và bị lạnh.

Theo một số nghiên cứu, việc ngủ riêng đem lại giấc ngủ tốt hơn. Nhiều người Nhật cho rằng ngủ riêng sẽ không làm phiền đến đối phương, bản thân mình cũng không cần kiềm chế các thói hư tật xấu lúc ngủ.

Ảnh https://allabout.co.jp/gm/gc/470873/

Tuy nhiên việc vợ chồng ngủ riêng (khác phòng) cũng có thể là một dấu hiệu của Kateinai Bekkyo (家庭内別居) – sống chung nhưng không còn là vợ chồng. Có nghĩa là, dù hôn nhân đã kết thúc, vì lý do nào đó (có thể là do con cái), họ vẫn sống cùng một nhà. Kateinai Bekkyo xảy ra rất phổ biến sau khi người chồng nghỉ hưu, thậm chí tỷ lệ vợ chồng Nhật Bản sống theo kiểu này nhiều hơn ly hôn về mặt pháp luật.

Có rất nhiều lý do khiến vợ chồng Nhật Bản không ngủ chung giường, tuy nhiên, nếu đứa trẻ trong gia đình đó có thể tự hào nói rằng “Bố mẹ mình không ngủ chung, nhưng họ cùng nhau xem TV, cùng nhau nấu ăn và mỉm cười với nhau” thì không thể nói rằng gia đình đó không hạnh phúc.

Tham khảo Iromegane

Sacchan

 

 

Lựa chọn vợ chồng qua phương pháp mới: Xét nghiệm DNA

Hướng đến ngày Vợ Chồng: Gia đình bạn có hạnh phúc?

Ngôi Đền Thần nhân văn giữa lòng Tokyo nổi tiếng dành cho những cặp vợ chồng hiếm muộn

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: