Cảnh giác với chiêu thức lừa đảo nhắm vào người già – Nhật Bản đã không còn an toàn

Ở Nhật Bản, có rất nhiều kẻ lửa đảo nhắm tới đối tượng người già.

Chiêu thức lừa đảo qua điện thoại đã tồn tại một thời gian rất dài, thế nhưng đến tận bây giờ, số người bị lừa vẫn không ngừng gia tăng.

Những kẻ lừa đảo thường gọi điện đến, nói chuyện nhát gừng bằng giọng thảng thốt như “Ba/mẹ ơi, con…con”, nếu là người già bắt máy, họ sẽ hốt hoảng và gọi ra tên con theo quán tính. Như vậy kẻ lừa đảo đã nắm được cái tên và từ đó thêu dệt nên câu chuyện để moi tiền.

Dạo gần đây các chiêu thức lừa đảo đã trở nên tinh vi hơn. Gần đây cảnh sát xác nhận một vụ lừa đảo, nạn nhân là cụ ông khoảng 70 tuổi, số tiền thiệt hại lên tới 3,7 triệu Yên.

Ảnh https://www.excite.co.jp/news

Vào giữa đêm, một người xưng danh là cảnh sát gọi điện đến. Người này cho biết đang điều tra một vụ lừa đảo liên quan đến nhân viên sở tài chính và cho rằng tiền gửi tiết kiệm của nạn nhân đang có nguy cơ bị ăn cắp. Hắn yêu cầu nạn nhân cho thẻ và mật khẩu thẻ vào phong bì, sau đó sẽ có nhân viên ngân hàng đến trực tiếp để giải thích.

Ngay sau khi cuộc gọi kết thúc, một người khác gõ cửa nhà nạn nhân. Vì tin rằng đã thảo luận trước với cảnh sát qua điện thoại, nạn nhân cho thẻ và tờ giấy viết mật khẩu vào phong bì. Người mạo danh nhân viên ngân hàng yêu cầu niêm phong (phong bì), nhờ ông lấy con dấu. Ngay lúc nạn nhân vào nhà để lấy con dấu, người này đánh tráo thẻ trong phong bì bằng một thẻ giả, đồng thời ăn cắp tờ giấy viết mật khẩu, sau đó ung dung rời khỏi nhà nạn nhân.

Sau khi con trai nạn nhân về nhà, nghe xong câu chuyện cảm thấy nghi ngờ đã mở phong bì và xác nhận chiếc thẻ đã bị đánh tráo, đồng thời toàn bộ tiền tiết kiệm đều bị rút. Cảnh sát vẫn chưa chỉ định được thủ phạm.

Hãy nhớ rằng cảnh sát không được phép biết mật khẩu sổ tiết kiệm của bạn, đồng thời không có chuyện nhân viên ngân hàng đến tìm bạn tận nhà. Nếu có nghi vấn, cách tốt nhất là chính bạn đến thẳng ngân hàng để chấp vấn.

Nhật Bản thường được nhắc đến với hình ảnh một quốc gia an toàn. Với những thông tin như thế này, có lẽ không sớm thì muộn, hình ảnh ấy sẽ dần sụp đổ.

Kengo Abe

 

 

Báo động tình trạng tội phạm tăng đột biến- Ai nói người Nhật không lừa đảo?

Chuyện học đường xứ Anh Đào – Tiếp tục những luật lệ vô lý của trường học Nhật Bản

Quy định của Luật Nhật Bản với người vị thành niên – Nhân đạo hay mối hiểm họa?

 

 

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: