Nguồn gốc của Ekiden, cuộc thi chạy Marathon tiếp sức “đẫm mồ hôi và cả nước mắt”

Đầu năm mới ở Nhật sẽ tổ chức một cuộc thi chạy marathon được gọi là Hakone Ekiden. Chạy marathon thông thường chỉ có một người còn Ekiden là kiểu chạy marathon tiếp sức giữa các đội thi gồm 4 người. 

Sinh viên các trường đại học tập hợp lại thành từng đội, đại diện cho trường của mình đi thi đấu. Chỉ theo dõi hình ảnh các thí sinh chạy hết mình trong cuộc thi cũng đủ khiến người xem rơi nước mắt. Đây là một nét đẹp không thể thiếu vào ngày đầu xuân ở Nhật Bản.

Ảnh: https://news.yahoo.co.jp/byline/

Lý do vì sao Ekiden lấy được nước mắt của nhiều người là vì họ nhìn thấy được nhiệt huyết của các tuyển thủ. Những người chạy trong thời gian nước rút thường dễ kiệt sức, nhưng vì các đồng đội đã rất cố gắng chạy thật tốt trước đó, họ không thể bỏ cuộc, bên cạnh đó cũng bởi vì khán giả hai bên làn chạy cổ vũ rất nhiệt tình.

Kiểu chạy marathon tiếp sức này là môn thể thao đầu tiên ở Nhật nhưng đến người Nhật hầu như cũng không biết sự thật này.

Nguồn gốc của Ekiden là từ một nghề có tên Hikyaku, xuất hiện trong thời đại của các vị Samurai. Hiyaku tương tự với nhân viên bưu điện ngày nay.

Thời đó, thủ phủ Edo (Tokyo ngày nay) và Kyoto cách nhau khoảng 500km. Giữa hai thành phố này có 53 trạm bưu điện. Ở mỗi trạm bưu điện đều bố trí sẵn một Hikyaku, để đảm bảo thời gian đưa thư, Hikyaku luôn dùng hết tốc lực để chạy tới trạm bưu điện tiếp theo. Tới nơi, họ sẽ trao thư cho người đang trực ở trạm đó, cứ như thế thì trong vòng 3 ngày sẽ thư sẽ đến được tay của người nhận.

Người đưa thư thời đó có hình dáng như thế này.

Ảnh: http://karapaia.com/archives/52116073.html

Sở dĩ các Hiyaku có rất nhiều hình xăm là vì khi chạy trông sẽ ngầu hơn.

Thời xưa, muốn vận chuyển một món đồ có khi phải mất cả tháng, do đó nghề Hikyaku rất cần thiết mỗi khi cần chuyển những món đồ khẩn cấp.

Ảnh: https://nipponbiyori.com/hikyaku-speed/

So với các tuyển thủ chạy đua marathon ngày nay, tốc độ trung bình của những người đưa thư này khá chậm vì đường ngày xưa khó đi hơn bây giờ. Họ phải vượt qua nhiều chướng ngại vật như phải bơi qua sông hay đi đường vòng để tránh núi cao hiểm trở.

Tại sao các Hiyaku không đi ngựa cho nhanh nhỉ? Nguyên nhân vì ngựa ngày xưa là ngựa hoang, chưa được thuần chủng như ngày nay, ngoài ra, ngựa ngày xưa không được to khoẻ do đó tốc độ cũng không thể sánh được với những con ngựa ngày nay. Ngựa mệt đương nhiên phải nghỉ, khi đó có khi lại tốn thời gian hơn đi một mình, chưa kể chi phí trang bị cho ngựa như thức ăn và các phương tiện hỗ trợ đi rừng.

Thêm một lý do nữa đó là ngựa không thể chạy vào ban đêm, những con ngựa chưa được thuần hoá rất dễ hoảng hốt trong bóng đêm. 

Đó là câu chuyện về sự khai sinh của môn Ekiden truyền thống ngày nay. Qua thời gian Ekiden xuất hiện thêm một vài biến thể, ví dụ như Fuji Tozan Ekiden, hiểu đơn giản là leo núi tiếp sức. Mỗi năm có khoảng 100 đội tham gia, trong đó, ngoài các đội đến từ các trường đại học còn có thêm lực lượng tự vệ.

Khi bắt đầu leo lên núi, đội đến từ trường đại học có vẻ nhanh hơn nhưng càng leo cao hơn, áp suất khí quyển sẽ khiến họ mệt mỏi, do đó đội lực lượng tự vệ có lợi thế hơn vì đã được rèn luyện hằng ngày.

Đây là một môn thể thao lấy đi nước mắt của nhiều người do sự đặc biệt trong hình thức thi đấu. Bạn hãy nhớ rằng ở Nhật có Hakone-Ekiden vào mùa đông và Ekiden leo núi Fuji vào mùa hè.

Các bạn nhất định phải xem trực tiếp các chương trình này nhé, chắc chắn sẽ tốn rất nhiều khăn giấy đấy.

Kengo Abe

Cận cảnh chạy đua của Otaku đến với lễ hội Comicket 2018

Chạy xe giữa trưa hè không còn sợ nóng với áo khoác điều hoà, càng mặc càng mát!

Lý do kỳ lạ khiến người Nhật xuống tóc nhưng không phải để đi tu

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: