Bạn có biết chuyện gì sẽ xảy ra với một người bị kết án tử hình ở Nhật?

Liệu có quyền tước đoạt mạng sống của một con người bằng án tử hình hay không? Cuộc tranh luận này đang diễn ra trên toàn thế giới. Có rất nhiều quốc gia đã bãi bỏ án tử hình. Tuy nhiên, Nhật Bản là một trong những quốc gia vẫn giữ hình phạt này.

Ảnh https://keiji-pro.com/magazine/78/

Án tử hình được thực thi với những tội phạm giết nhiều hơn một người, thực hiện hành vi tội ác không thể hoàn lương hoặc bán đứng quốc gia.

Bạn có biết chuyện gì sẽ xảy ra với một người bị kết án tử hình ở Nhật?

Sau khi toà tuyên án tử hình, phạm nhân sẽ được đưa đến nơi thi hành án, nói cách khác đó là các nhà tù và trung tâm giam giữ có cơ sở để thi hành án tử hình. Những địa điểm đó bao gồm Sapporo, Miyagi, Tokyo, Nagoya, Osaka, Hiroshima hoặc Fukuoka.

Trong trường hợp có đồng phạm và nhiều người bị kết án tử hình cùng lúc, không được có quá 2 tử tù vào cùng một địa điểm thi hành án.

Tại đó, các phạm nhân sẽ chờ ngày thi hành án.

Trong thời gian đó, mọi liên lạc với bên ngoài như thư từ hay gặp gỡ thăm tù bị hạn chế, thậm chí đối tượng được phép vào thăm cũng bị giới hạn. Ngay cả gia đình cũng không được phép vào thăm, cách này có tác dụng làm dịu đi nỗi đau cho những người phải chịu án tử.

Đối với tội phạm thường, trong thời gian ở tù, họ phải làm rất nhiều việc như dọn dẹp, giặt giũ, cả những công việc đòi hỏi chuyên môn như làm mộc hay làm nông. Việc này nhằm tạo cơ hội cho các tù nhân có thể tái hoà nhập với cộng đồng sau khi được phóng thích. Thế nhưng đối với tử tù, những việc này không có ý nghĩa gì cả. Do đó, họ không phải làm gì, mỗi ngày trôi qua trong tù chờ đến ngày thụ án đều rất rảnh rỗi.

Mặc dù về mặt pháp lý, án tử hình phải được thực thi trong vòng 6 tháng kể từ lúc tuyên án, thế nhưng trên thực tế, khoảng thời gian này có thể kéo dài đến vài năm.

Vào những năm 1980, sau khi án tử hình được quyết định, có 4 vụ mà bản án bị lật ngược trong phiên toà phúc thẩm. Được biết, có hơn một nửa tội phạm chịu án tử hình đã nộp đơn yêu cầu phúc thẩm, gây khó khăn cho việc kết án. Mặc dù Bộ trưởng bộ tư pháp đã đưa ra chỉ thị hành quyết, thế nhưng những người khác chỉ muốn chấm dứt nhiệm kỳ của mình vì không muốn nhận trách nhiệm.

Tội phạm sẽ được thông báo vào buổi sáng của ngày hành quyết. Nếu vào một buổi sáng, nhân viên nhà giam đến và yêu cầu phạm nhân rời khỏi phòng, đó chính là ngày thi hành án.

Ảnh https://keiji-pro.com/magazine/78/

Tử tù bị đưa đến căn phòng đầu tiên gọi là phòng giáo huấn. Tại đây họ sẽ quyết định nên làm gì vời tài sản để lại, nói chuyện với Hoà thượng hoặc Tu sĩ và viết di chúc. Cuối cùng, tử tù sẽ được mời dùng một số đồ ngọt, nhưng rất ít người có thể ăn được ở nơi như vậy.

Căn phòng tiếp theo là phòng “tiền thất”.

Ảnh https://keiji-pro.com/magazine/78/

Đây là nơi tuyên án tử hình, tiếp theo lần lượt từng tử tù sẽ bị bịt mắt và còng tay, sau đó bị giải vào phòng chấp hành ở phía sau tấm rèm. Tất cả các tử tù ngồi nghe ở phòng tuyên án không thể di chuyển vì có lính canh ở hai bên, như thể chứng kiến cảnh chính mình bị hành quyết.

Ảnh https://keiji-pro.com/magazine/78/

Tử tù đứng ở giữa một khung màu đỏ được vẽ sẵn, trên cổ treo một sợi dây. Tại phòng thi hành, ba sĩ quan có nhiệm vụ kéo cần gạt. Khi được lệnh, cả 3 cần gạt được kéo xuống cùng một lúc, một trong số đó có tác dụng hành quyết. Khi đó, khung màu đỏ sẽ mở ra, tử tù rơi xuống, thòng lọng siết chặt vào cổ. Do sợi dây có tính đàn hồi, cơ thể tử tù bị nảy nhiều lần, gần như tử vong ngay lập tức, có dịch chảy ra từ mũi và miệng.

Sau khi giữ nguyên tình trạng ấy một thời gian, bác sĩ sẽ xác nhận tử vong và hoàn tất thi hành án.

Tại sao phải có 3 người cùng kéo cần gạt? Đó là để không ai biết được người nào đã kéo cần gạt giết người, nhằm giảm áp lực cho những người thực thi.

Các sĩ quan có nhiệm vụ kéo cần gạt sẽ nhận được 20,000 Yên thù lao, tuy nhiên rất ít ai dám tiêu xài cho riêng mình. Thông thường, khoản tiền này được dùng để làm lễ truy điệu cho tử tù, người vừa bị thi hành án.

Giết người là tội ác tàn nhẫn, kể cả khi đó là thủ phạm hay nạn nhân. Không riêng gì người bị kết án tử hình, cả người thực thi bản án cũng có những gánh nặng khi phải thực hiện công việc này.

Cuộc tranh cãi về việc nên hay không nên giữ án tử hình vẫn còn tiếp diễn. Thế nhưng về mặt bản chất, giết người vốn chẳng phải là chuyện gì tốt đẹp, dù người bị giết là người tốt hay kẻ xấu.

 

 

Kengo Abe
Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: