Karayuki – Những chứng nhân của tệ nạn buôn người

Ngày xưa, người Nhật gọi Trung Quốc là nước Đường, còn Ấn Độ là nước Thiên Trúc. Thế nhưng sau đó người Nhật gọi chung các quốc gia khác là nước Đường.

Vào khoảng giữa thế kỷ 19, có rất nhiều phụ nữ Nhật đến các quốc gia phía Đông và Đông Nam Á làm gái điếm, gọi là các Karayuki.

Ảnh https://matome.naver.jp/odai/2147479086824685101

Từ Karayuki mang ý nghĩa “Những người đến nước Đường”. Từ Đường (唐) còn có cách đọc khác là Karai (唐い). Theo như cách giải thích ở trên là những người đi sang nước ngoài.

Vào thời điểm đó, các nhà chứa ở Nhật hoạt động hợp pháp. Những cô gái làm việc ở đây đa phần do bị bán đi để trả nợ. Họ chấp thuận công việc này và cố gắng kiếm tiền để tỏ lòng hiếu thảo với cha mẹ, anh em.

Ảnh https://matome.naver.jp/odai/2147479086824685101Be

Bên cạnh đó, những cô gái nói trên sinh ra trong gia đình nghèo khó, thậm chí không thể đọc được chữ. Do vậy, các cô không thể làm công việc nào khác. Thời đó có một nghề, giải thích nôm na là nghề “săn gái điếm”. Những người làm nghề này đến các gia đình nghèo khó có con gái, thuyết phục cha mẹ bán con kiếm lấy khoản tiền để trang trải cuộc sống.

Sau đó những cô gái này bị đưa lên các con tàu chở hàng và buôn lậu sang nước ngoài. Phí vận chuyển thực tế chỉ có 500 Yên, thế nhưng người quản lý sẽ ghi nợ cho mỗi người 5 triệu Yên và trả dần trong quá trình làm việc.

Những Karayuki bị vận chuyển sang rất nhiều quốc gia, từ Singapore, Trung Quốc, Hong Kong, Philippine, Thái Lan và Indonesia. Những người các cô phải phục vụ là binh lính phương Tây của quốc gia xâm lược tại các quốc gia thuộc địa này.

Có những Karayuki bị đưa sang những quốc gia xa xôi hẻo lánh như Tazania ở châu Phi. Đến tận ngày nay, vẫn có rất nhiều Karayuki lưu lạc ở nước ngoài.

Ảnh https://matome.naver.jp/odai/2147479086824685101

Bên cạnh đó cũng có một số Karayuki mắc kẹt ở những vùng đất xa lạ trong suốt 50 năm dài đằng đẵng.

Tại sao người nước ngoài lại ưa chuộng gái điếm Nhật Bản? Nguyên nhân xuất phát từ tính tình và khí chất của con gái Nhật. Thời ấy, phụ nữ Nhật được biết đến với các đức tính phù hợp như dễ dàng bỏ cuộc, thích nghi nhanh với cuộc sống, không yêu cầu tiền nhiều hơn chi phí thiết yếu, không trộm cắp, thật thà tốt bụng. Từ đó nhu cầu liên quan đến phụ nữ Nhật ngày càng tăng.

Có rất nhiều Karayuki tìm cách tự sát trên con tàu chở hàng, thế nhưng một số an phận thủ thường, thậm chí không dám tìm đến cái chết. Nguyên nhân vì họ đã bị đe doạ, nếu dám tự sát, khoản tiền nợ sẽ được tính cho cha mẹ của họ. Nếu không kiếm được tiền trả nợ và gửi về nhà, cha mẹ sẽ có nguy cơ chết đói. Nghĩ về viễn cảnh đau thương ấy, các cô gái lau đi dòng nước mắt và tiếp tục làm việc.

Ảnh https://matome.naver.jp/odai/2147479086824685101

Độ tuổi phổ biến của những Karayuki là từ 13 đến 18 tuổi. Họ phải tự học tiếng địa phương để có thể giao tiếp và sống độc lập ở nơi xa lạ. Ngoài ra trong lúc làm việc các Karayuki vẫn mặc Kimono truyền thống, do đó mà Kimono vô cùng nổi tiếng ở nước ngoài từ thời gian này.

Ảnh https://matome.naver.jp/odai/2147479086824685101

Tấm bưu thiếp này được gửi từ Sài Gòn vào năm 1903, cho thấy những Karayuki đã bị đưa tới đây để phục vụ cho thực dân Pháp.

Tuổi thọ của Karayuki rất ngắn, chỉ khoảng 20 tuổi do làm việc quá sức và bệnh tật. Những phần mộ của họ rải rác khắp châu Á.

Được biết số tiền các Karayuki gửi về cho gia đình tuy được chuyển đến Nhật an toàn, nhưng cuối cùng lại bị cướp mất vì chế độ ngân hàng thời ấy không được chặt chẽ như bây giờ. Cũng có giả thiết cho rằng chính phủ Nhật Bản lấy số tiền này để trả chi phí chiến tranh.

Sự thật về các Karayuki vẫn là một góc khuất bị san lấp của lịch sử. Hy vọng một ngày nào đó có thể trả lại công bằng cho họ.

Kengo Abe

Muốn biết một cô gái là người Nhật, chỉ cần nhìn vào 7 đặc điểm sau trong phong cách thời trang của cô ấy

Những Samurai áo xanh cuối cùng của lịch sử Nhật Bản

Té ngửa với 10 tội danh hy hữu nhất trong lịch sử Luật Pháp Nhật Bản

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: