Nhân danh tổ chức nhân quyền mà lại tước đi “cuộc sống đích thực” của người khuyết tật

Bạn có biết môn đấu vật chuyên nghiệp không? Đó là môn thể thao dành cho những người đàn ông khoẻ mạnh.

Ảnh https://number.bunshun.jp/articles/-/825762

Khác với những môn võ thuật khác, trong môn đấu vật, võ sĩ không đỡ đòn mà nhận toàn bộ cú đấm từ đối phương, chịu đựng, sau đó sử dụng toàn sức mạnh để phản lại.

Để mở màn, tăng sự hưng phấn cho những sự kiện đấu vật chính, người ta sử dụng màn đấu vật giữa những người tí hon.

Ảnh http://blog.zige.jp/sp/annagogo/kiji/664944.html

Những người này đều là người lớn, nhưng bị hội chứng người lùn. Có người năm 7 tuổi đã ngừng phát triển về mặt kích thước.

Bởi vì chuyển động của những người này rất thú vị nên màn mở đầu được đón nhận nhiệt tình. Thế nhưng các tổ chức nhân quyền lại có quan điểm trái ngược. Đối với họ đây là hành động lợi dụng người khuyết tật để gây cười.

Những người này làm lớn chuyện, buộc các chương trình phát sóng màn thi đấu của những đô vật người lùn phải ngừng chiếu, về sau tiết mục cũng bị dẹp bỏ.

Thế nhưng, làm vậy có đúng không?

Ngài Inose, hay còn được gọi là Mr Porn, nổi tiếng với các chuyển động hài hước của mình, khẳng định đấu vật của người lùn cũng là một môn thể thao. Nhìn ảnh của anh, chúng ta có thể khẳng định anh phải thường xuyên luyện tập mới có được cơ thể như vậy. Tuy rằng do hội chứng người lùn mà trông không được cân đối, nhưng các kỹ thuật anh sử dụng rất chuyên nghiệp.

Không riêng gì anh Inose, đối với các đô vật người lùn khác, đây là một môn thể thao, tuy cũng có mang tính chất giải trí. Tất cả các vận động viên đều làm việc nghiêm túc với toàn bộ sức lực.

Khi anh buộc phải ngừng công việc, Inose đã nói trong cay đắng

“Tại sao chỉ những người cao mới làm được, còn người lùn thì không?”

Anh nói thêm “Đó là nơi duy nhất tôi thấy mình có thể toả sáng. Tại sao các tổ chức nhân quyền kia lại nhảy vào và khiến tôi không thể thi đấu vật được nữa? Tôi đã mất cả sự nghiệp và cuộc sống”.

Các đô vật ấy không bị cười nhạo mà là đem lại tiếng cười. Nụ cười ấy đại diện cho niềm vui không chỉ đến từ người xem mà cả những người đang thi đấu tại nơi dành cho họ.

Kengo Abe

 

Tìm hiểu luật chơi đặc biệt của bộ môn bóng rổ trên xe lăn dành cho người khuyết tật

Tranh cãi xung quanh tấm ảnh phân biệt chủng tộc của vận động viên khuyết tật người Ý tại Nhật

Cô giáo nghỉ hưu sớm mở quán cơm nắm giúp trẻ khuyết tật

 

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: