Đại diện cho giới Samurai “biến chất” – Keiji Maeda, người dám chơi khăm cả Samurai số 1 Nhật Bản

Các Samurai luôn gắn liền với hình ảnh những con người mẫu mực, nghiêm chỉnh, đặc biệt vô cùng trung thành với chủ nhân của mình. Tất nhiên trong tập thể nào cũng tồn tại những ngoại lệ. Trong cộng đồng Samurai cũng có những kẻ vô cùng thiếu nguyên tắc. Những Samurai như vậy được gọi là Kabukimono.

Khác với vẻ ngoài đạo mạo của Samurai thông thường, Kabukimono ăn mặc sặc sỡ, loè loẹt, thậm chí khác người. Họ có những hành vi lỗ mãng, thô thiển chẳng khác gì đám giang hồ đầu đường xó chợ. Sở dĩ trong tên gọi của các Samurai “biến chất” này có chữ Kabuki là để diễn tả vào trang phục diêm dúa giống như các nghệ sĩ sân khấu của họ.

Trong số các Kabukimono thời bấy giờ nổi bật lên cái tên Keiji Maeda.

Ảnh https://rekijin.com/?p=28826

Keiji Maeda là nhân vật chính của bộ Manga vô cùng nổi tiếng “Hana no Keiji”.

Ảnh http://www.newgin.co.jp/pub/machine/keiji_shin_2/

Trong tác phẩm này, nhân vật Keiji được mô tả cao 197cm. So với chiều cao trung bình của nam giới thời bấy giờ là 160cm, Samurai này có thể được gọi là người khổng lồ. Đáng tiếc rằng không có bất cứ kỷ lục nào được ghi chép lại.

To lớn là vậy nhưng áo giáp mà Keiji Maeda sử dụng lại có kích thước bình thường. Tình tiết này được xây dựng rất vô lý tuy nhiên những giai thoại về người này trong Manga lại dựa trên câu chuyện có thật. Đây là anh chàng dùng cả đời để bày trò nghịch ngợm.

Keiji có sở thích trêu chọc người khác, cách anh ta suy nghĩ về thế giới vô cùng đơn giản và hời hợt. Kẻ khiến Keiji lúc nào cũng tức giận là người chú Toshiie Maeda, người có nhiệm vụ canh chừng Keiji cùng những trò nghịch ngợm của anh chàng. Có lẽ nhiều người không biết Keiji là ai, nhưng Toshiie rất nổi tiếng, đây là Samurai thân cận với Hideyoshi Toyotomi, Samurai vĩ đại nhất thời bấy giờ.

Vì không ưa Toshiie nên Keiji lúc nào cũng nghĩ cách chơi khăm Toshiie.

Vào một ngày đông lạnh giá, Keiji mời Toshiie một tách trà nóng. Thấy vậy, Toshiie rất vui mừng, thầm nghĩ “cuối cùng người này cũng chịu hối cải”. Thế nhưng đó là vì Toshiie chưa biết mục đích thật sự của Keiji.

Trước khi uống trà, Keiji nói với Toshiie:

“Hôm nay lạnh quá, trước khi uống trà, sao ngài không vào bồn ngâm nước nóng?”

Nói đoạn, Keji mời Toshiie vào bồn. Trước đó, Keiji kiểm tra độ nóng của nước:

“Độ nóng vừa phải. Mời ngài cứ từ từ tắm rửa”.

Khi Toshiie cởi quần áo vào ngâm mình, nước ở dưới đáy bồn lạnh như băng. Tức giận, Toshiie gọi Keiji đến khiển trách, thế nhưng hắn ta đã cao chạy xa bay trên con ngựa yêu quý của Toshiie.

Còn rất nhiều lần Toshiie bị chơi khăm như vậy.

Một câu chuyện khác như sau. Thời Keiji còn sống ở Kyoto, Samurai số một Nhật Bản thời bấy giờ Hideyoshi Toyotomi tổ chức yến tiệc chiêu đãi các lãnh chúa. Giữa buổi tiệc sẽ có biểu diễn văn nghệ. Keiji đã lẻn vào cánh gà, đeo một chiếc mặt nạ khỉ, dùng khăn tay và quạt nhảy điệu con khỉ, náo loạn cả bữa tiệc.

Khỉ là biệt danh bí mật mà cấp dưới đặt cho Hideyoshi Toyotomi. Dù rất bực mình về chuyện này, vì chẳng ai dám làm gì trước mặt nên vị Samurai cũng không có lý do để khiển trách. Thế nhưng Keiji không nói miệng mà dùng điệu nhảy để trêu chọc đến vĩ nhân như Hideyoshi Toyotomi, quả nhiên gan rất to.

Những vị lãnh chúa khác nhìn thấy hành động của Keiji thì rất bất ngờ, sợ hãi đến bất động. Tất nhiên Hideyoshi Toyotomi cũng chột dạ, nhưng vì đây là yến tiệc nên đành phải nhượng bộ. Nếu là ngày thường, hành động như vậy chắc chắn sẽ mất mạng. Quả nhiên Keiji rất thích “đùa với lửa”.

Trong lúc các lãnh chúa khác sợ hãi không dám cử động, sợ bị liên luỵ thì Naoe Kanetsugu, một kabukimono khác đã đứng dậy để “chung vui” với Keiji Maeda.

Kể từ đó trở đi, người ta đồn rằng Keiji vẫn tiếp tục đùa giỡn, sống vô ưu vô lo cho đến khi nghỉ hưu.

Tất nhiên trong Manga có rất nhiều chi tiết cường điệu. Nhưng dù có là thế thì Keiji Maeda cũng là nhân vật đã phá vỡ những quan niệm truyền thống về Samurai.

Bên cạnh đó nhân vật này cũng nhận được sự mến mộ từ dân thường, bởi nhân vật dám chơi khăm những Samurai đầy quyền lực chỉ có Keiji Maeda mà thôi. Các giai thoại thú vị về Samurai này vẫn được lưu truyền đến tận ngày nay.

Kengo Abe

Không ngờ vị Samurai oai phong lẫm liệt, từng chinh chiến trận trường cũng có khía cạnh đáng yêu này

Những Samurai áo xanh cuối cùng của lịch sử Nhật Bản

“47 lãng nhân”, biểu tượng bất diệt của những Samurai chân chính

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: