Danshari – Phương pháp sống Nhật Bản giúp bạn nhanh giàu

Trong tiếng Nhật có một cụm từ 断捨離 – Danshari có nghĩa là “thanh lọc đời sống” bằng cách vứt bỏ những đồ đạc không cần thiết.

Ví dụ quần áo mua mà không mặc, laptop hoặc điện thoại cũ đã đổi cái mới mà vẫn chưa vứt cái cũ đi hay những chiếc hộp hay túi đựng đồ đắt tiền.

Bạn có những thứ như vậy ở nhà không?

Thông thường chúng ta không để ý đến sự hiện diện của những món đồ này, thế nhưng khi số lượng đồ đạc không cần thiết tăng lên sẽ khiến diện tích căn phòng thu hẹp, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn.

Ảnh https://www.excite.co.jp/

Lẽ ra chúng ta có thể vứt bỏ những vật đó bất cứ lúc nào, nhưng với suy nghĩ “biết đâu còn dùng lại được” mà giữ lại. Bạn có biết rằng chính hành động tưởng như đang tiết kiệm đó lại chính là nguyên nhiên khiến tiền của bạn không cánh mà bay? Trái lại, bạn có tin rằng việc vứt bớt đồ không cần thiết có thể giúp bạn tiết kiệm tiền?

Đây là những chuyện sẽ xảy ra nếu bạn cứ tiếp tục chất đồ dư thừa ở trong nhà.

Đồ nhiều chất đống –> không có chỗ chứa –> mua vật đựng –> không có không gian cho vật đựng –> chuyển đến nơi ở mới rộng hơn.

Tới đây bạn có thể tính toán sơ qua chi phí (dự trù tương đối)

Hộp đựng khoảng 500,000 VND/ hộp. Túi nhựa 100,000 VND/cái. Giá thuê nhà rộng hơn là 2 triệu VND/ tháng.

Cho dù có cố gắng chọn loại rẻ hơn, bạn không cho rằng khoản tiền này rất vô nghĩa sao? Cũng có nhiều người không muốn mua vật đựng mà để bày bừa trong nhà, như vậy là đánh mất sự thoải mái và làm giảm sút tinh thần của bạn. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu bạn chán ghét ngôi nhà của chính mình? Chẳng phải sẽ lại tốn thêm tiền để la cà bên ngoài hay sao?

Nếu có thể thoải mái ở nhà, vậy là chẳng cần tốn thêm một đồng nào cả.

Bên cạnh đó, nếu trong nhà có quá nhiều đồ, bạn sẽ tốn thêm thời gian để tìm kiếm món đồ mình cần dùng đến. Như vậy không chỉ lãng phí tiền mà còn lãng phí cả thời gian. Tôi biết cảm giác phải vứt bớt đồ rất khó chịu, hay là thay vì vứt đi bạn có thể tặng, cho hoặc bán lại cho ai đó cần.

Có người sẽ mang suy nghĩ rằng “Làm gì có món đồ nào mà tôi không dùng tới?”.

Thế thì đầu tiên, hãy kiểm tra tủ quần áo của bạn nào. Có món đồ nào bạn chưa mặc từ năm ngoái đến giờ không? Đừng viện lý do là “vì đắt quá nên không nỡ mặc”, hay “đây là món đồ kỷ niệm nên không muốn vứt đi” nhé. Những bộ quần áo nếu đã không cần dùng đến trong vòng 1 năm thì có thể “tống tiễn” được rồi đấy.

Tiếp theo là tủ lạnh. Trong đó có chứa những thực phẩm hết hạn hay gói tương cà, tương ớt còn dư lúc order pizza? Thú thật đi, bạn không dùng đến đúng không, vậy tại sao nó cứ ở đấy mãi thế? Nếu có thể dọn bớt những món không cần thiết trong tủ lạnh, bạn có thể tiết kiệm được tiền điện đấy.

Cả đồ dùng nhà bếp cũng vậy. Bạn không cần quá nhiều chén bát trong nhà như thế. Tương tự với giày và túi.

Chưa kể, nếu có thể vứt bỏ đồ dư thừa định kỳ, lúc đi mua sắm, bạn sẽ cân nhắc kỹ hơn về những thứ nên mua và những thứ không nên mua. Những món hàng giảm giá, khuyến mãi chỉ là chiêu trò kinh doanh để dụ bạn mở hầu bao, chưa chắc đã cần thiết với bạn.

Hãy nhớ rằng “Less is more”, càng ít càng chất

Cách suy nghĩ này không chỉ riêng gì người Nhật, mà cả người phương Tây cũng thế.

Bạn không muốn phòng của mình chứa toàn những món đồ thừa thãi đúng không? Vậy hãy bắt tay dọn dẹp đi nào?

Kengo Abe

Dọn dẹp hiện trường án mạng – Nghề cực Hot nhưng bị ghẻ lạnh ở Nhật

Công việc dọn dẹp tàu Shinkansen ở Nhật

Chỉ với một dòng Tweet, món ăn vặt này ngay lập tức lên Top bán chạy

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: