Tại những căn phòng nơi thời gian dừng lại – Sách về những cái chết cô độc ở Nhật

Bạn có biết Kodokushi là gì không? Đó là những cái chết cô độc, người chết ở một mình, đến khi chết phải một thời gian sau mới phát hiện ra xác. Đây được xem là hậu quả của sự cô lập xã hội cùng với già hoá dân số.

Miyu Kojima, 27 tuổi, trước kia cô làm việc cho một công ty dọn dẹp hiện trường cái chết cô độc. Công việc vô cùng nặng nề, thường xuyên đối diện với căng thẳng. Kojima hoạt động nghệ thuật như một biện pháp trị liệu đồng thời cũng tham gia nhiều chiến dịch phục vụ cộng đồng. Cô dành phần lớn thời gian rảnh để tạo ra các mô hình chi tiết, tỉ mỉ các căn phòng mà cô đã dọn dẹp.

Tháng vừa rồi, Kojima đã xuất bản quyển sách đầu tiên của mình. Bên cạnh hình ảnh về mô hình các căn phòng cô đã tạo ra còn có series bài viết đi kèm.

Trong thời gian làm việc 5 năm cho công ty dọn dẹp, cô đã tiếp xúc với trung bình 300 căn phòng mỗi năm. Những mô hình không chỉ có tác dụng tái tạo, mà còn thể hiện nỗi buồn, sự cô đơn đằng sau những cái chết đơn độc. Đồng thời tác giả muốn nhấn mạnh tầm quan trọng của vấn đề.

Tựa sách có tên Toki ga Tomatta Heya (Những căn phòng nơi thời gian dừng lại), bao gồm ảnh về các mô hình cũng như các bài luận cá nhân thể hiện quan điểm của tác giả.

Vấn đề không nằm ở nguyên nhân cái chết, mà là thời gian phát hiện

Một điểm Kojima nhấn mạnh trong quyển sách đó là cái chết một mình không phải là vấn đề, thời gian trôi qua cho đến khi thi thể bị phát hiện mới chính là vấn đề. Cái chết có thể đến bất kỳ lúc nào, nằm ngoài dự đoán của con người. Thế những những cá nhân này cắt đứt hoàn toàn quan hệ với bạn bè, gia đình và xã hội trong nhiều tuần, thậm chí nhiều tháng. Đến khi chết cũng chẳng ai biết.

Câu chuyện của người trong cuộc

Kojima chính thức bắt đầu công việc dọn dẹp hiện trường sau sự việc tương tự xảy ra với bố cô. “Giá mà tôi chú ý hơn đến mối quan hệ giữa tôi và bố” – cô nói. Đó là cảm giác hối hận của người trong cuộc, giúp cô truyền đạt được nỗi buồn chân thật bên trong các tác phẩm của mình và dễ dàng chạm đến trái tim người xem. Kodokushi không chỉ xảy ra với người già mà có thể xảy đến với bất kỳ ai. Đa số nạn nhân là những người có sợi dây quan hệ lỏng lẻo với gia đình.

Vấn đề vật nuôi

Trong phần cuối của cuốn sách, Kojima đã thảo luận về vấn đề vật nuôi. Một số vật nuôi của chủ nhân đã qua đời được tìm thấy tại hiện trường. Kojima đã rất sốc khi gia đình nạn nhân từ chối nhận nuôi chúng, thậm chí yêu cầu vứt bỏ. Dù là con người hay động vật cũng là sự sống cần có tình thương.

Thông thường người già chết vì bệnh, thường được gia đình chăm sóc và trút hơi thở trên giường bệnh trong khi người thân vây xung quanh. Thế nhưng trong xã hội đô thị hoá, nhiều người trẻ bỏ quê lên thành phố lập nghiệp, từ đó sống riêng, tách biệt với bố mẹ. Không sống chung dẫn đến sự xa cách, người Nhật vốn kín tiếng và dễ bị cuốn vào guồng xoáy công việc, chưa kể nếu là con gái khi lấy chồng sẽ đến ở nhà chồng. Từ đó dẫn đến những cái chết cô độc, chủ yếu xảy ra với người già.

Việt Nam cũng đang trong quá trình đẩy mạnh đô thị hoá, liệu chúng ta có gặp phải vấn đề tương tự trong thời gian tiếp theo?

Bạn có thể đặt mua sách theo Link bên dưới

Amazon jp

Tham khảo: Spoon-tamago

Sacchan

Phong tục “Cõng mẹ lên núi rồi bỏ mặc tới chết”- dư âm của một nước Nhật trong thời kỳ đen tối.

Hiện tượng Tiền hóa rác tràn lan khắp nước Nhật

Nếu ngày nào đó bạn chết, ai sẽ là người bên cạnh?

 

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: