Ngày tàn của các Yakuza – sẽ như thế nào nếu Yakuza biến mất?

Một trong những sự thay đổi lớn của Nhật Bản sau chiến tranh là sự ra đời của các tổ chức Yakuza.

Ảnh https://www.nippon.com/en/currents/d00205/

Đây là tổ chức chuyên thực hiện các hành vi bạo lực, áp bức, vi phạm pháp luật, gần giống với Mafia. Các Yakuza đi đến đâu là để lại sự kinh hãi đối với dân thường.

Nhưng đó là chuyện trong quá khứ, khi lực lượng cảnh sát quyết tâm diệt trừ các tổ chức này, một số Yakuza lâm vào tình trạng vật lộn để tồn tại.

Hãy cùng theo chân một Yakuza xem như nào.

Người đàn ông này tên là Kuroda, vào tù vì tàng trữ và sử dụng ma tuý. Vì là một thành viên của tổ chức Yakuza, người này đã có khá nhiều tiền án.

Sau khi ra tù Kuroda đã 50 tuổi. Yakuza một thời nay quyết tâm “hoàn lương”, ông ta tìm đến cơ quan hành chính để xin tiền trợ cấp. Thông thường những người không có việc làm hoặc người khuyết tật sẽ được hỗ trợ một khoản tiền. Thế nhưng trong trường hợp này, ông ta nhận lời từ chối phũ phàng.

“Yakuza thì không được”

Kuroda giải thích rằng trước khi ra tù đã rời khỏi tổ chức, nhưng khi bên phía cơ quan hành chính gọi điện đến cảnh sát để xác minh lại không liên lạc được. Do vậy ngày hôm ấy, ông ta ngậm ngùi ra về mà không được nhận đồng nào.

Vì Yakuza quấy nhiễu cộng đồng, phạm tội vào tù nên không được nhận tiền trợ cấp. Do đó mà sẽ không có tiền thuê nhà cũng như trang trải chi phí ăn uống.

Lúc lâm vào cảnh khốn cùng, chỉ còn một con đường sống duy nhất là trở lại tổ chức. Chính vì vậy mà nhiều người cho rằng một khi đã bước chân vào con đường Yakuza sẽ rất khó rời khỏi.

Có phải sự phân định quá rõ ràng giữa đen và trắng để chặn con đường hoàn lương của những kẻ đã từng làm chuyện xấu? Đó chính là câu hỏi lớn khiến nhiều người phải trăn trở.

Tuy vậy, Yakuza không chỉ có mặt xấu mà còn được xem là một bộ phận góp phần giữ gìn trật tự xã hội. Vào thời Showa, các bộ phim về Yakuza thường được chiếu. Các Yakuza được khắc hoạ ở một khía cạnh khác, trong đó họ là những con người sống theo triết lý “Nghĩa lý, nhân tình, nhân nghĩa”. Bên cạnh đó các Yakuza còn trở thành biểu tượng răn đe cho giới trẻ sống theo pháp luật. Ví dụ, các thanh thiếu niên sẽ không dám chạy quá tốc độ trên đường vì sợ đụng phải xe của Yakuza, lúc đó hậu qủa có thể là mất mạng. Ngược lại có thể thấy, sau khi các tổ chức Yakuza giải tán, giới trẻ Nhật Bản bắt đầu sống “vô tội vạ” hơn trước, số vụ gây tai nạn do người trẻ phóng nhanh vượt ẩu cũng từ đó mà tăng lên.

Để khiến người khác nghe theo, nỗi sợ là một yếu tố không thể bỏ qua. Nghe có vẻ vô lý nhưng xã hội càng bình yên lại càng tiềm tàng nhiều mối nguy hiểm.

Ở Nhật có một cụm từ là “Tội lỗi cần thiết”, có nghĩa là chỉ riêng chính nghĩa không thể giữ được tình trạng bình yên. Có nhiều vấn đề chỉ cảnh sát không thể nào giải quyết được, lúc này cần đến sự ra tay hỗ trợ của các Yakuza. Thế nhưng Yakuza mãi mãi là đại diện của cái xấu, không thể đánh đồng với chính nghĩa.

Chính bởi sự mơ hồ trong quan niệm về tốt và xấu này mà trật tự của Nhật Bản được giữ vững. Thế nhưng liệu có đúng không khi chặn đứng con đường sống của các Yakuza như vậy?

Bạn nghĩ sao nếu một ngày nào đó Yakuza sẽ biến mất? Bản thân tôi cảm thấy vừa nhẹ nhõm lại vừa lo sợ.

Kengo Abe

Châu Kiệt Luân bị nhầm là trùm Yakuza khi đến Nhật

Nghịch lý xã hội Nhật Bản: vừa loại bỏ đồng thời vừa chấp nhận sự tồn tại của các Yakuza

Khi các Yakuza Nhật Bản rũ bùn đi bán trà sữa trân châu

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: