Tại sao cứ mỗi mùa bão đến, bánh khoai tây Croquette lại cháy hàng?

Trong những năm gần đây, hầu như năm nào Nhật Bản cũng phải hứng chịu các trận bão lớn. Cường độ các cơn bão càng ngày càng mạnh, phải dùng đến các biện pháp như cắt điện trên diện rộng hay thành lập các trại tị nạn.

Để lên kế hoạch đối phó với bão, đường sắt sẽ tuyên bố ngừng hoạt động, đồng thời mỗi nhà đều phải mua sắm, tích trữ lương thực trong những ngày bão quét.

Bên cạnh các tin bão liên tiếp, ở Nhật còn xuất hiện một hiện tượng kỳ lạ khác.

Sau khi bão đến, hãy ăn bánh khoai tây

Thông điệp này được lan truyền trên Internet. Chuỗi cửa hàng Aeon cũng “xả hàng” bánh khoai tây đi kèm với các chiến dịch khuyến mãi.

Bạn có biết món bánh khoai tây Croquette là gì không? Nguồn gốc của món ăn này xuất phát từ Bồ Đào Nha, làm bằng cách nghiền khoai tây luộc, trộn với thịt băm và hành tây xào. Sau đó tạo hình rồi chiên trong dầu nóng rắc vụn bánh mì.

Ở Nhật đây là món ăn phổ biến theo Concept “món mẹ nấu”. Đó là món ăn khiến bạn hạnh phúc vì đem lại cảm giác hoài cổ, giúp bạn no lâu và có tác dụng giữ ấm.

 

Ảnh https://news.nicovideo.jp/watch/nw3709205

Tuy nhiên việc ăn bánh khoai tây Croquette không liên quan gì đến bão, món bánh này cũng không hề có ý nghĩa đem lại may mắn,

Truyền thống này bắt đầu từ một bài chia sẻ vào năm 2001 trên Internet, thời điểm cũng xảy ra một trận bão lớn.

“Tôi mua 16 cái bánh khoai tây để đề phòng, vậy mà chỉ ăn được có 3 cái”

Bài đăng này đã khiến những người đang lo lắng tột độ về thiên tai sắp tới cảm thấy nhẹ nhõm hơn. Tất nhiên ý nghĩa là người này quá lo đến mức không thể nào ăn hết 16 cái bánh, thế nhưng người đọc lại cảm thấy rất buồn cười. Từ đó không hiểu sao câu chuyện lan rộng đến mức trở thành một tục lệ kỳ lạ. Cứ bão đến là phải mua bánh khoai để ở trong nhà.

Từ đó đến nay đã 20 năm và tục lệ ấy lại càng được mở rộng, thậm chí các chiến dịch Marketing của những chuỗi siêu thị lớn nhỏ cũng ăn theo trào lưu này. Nếu xem các bản tin trực tiếp về bão, có thể bạn sẽ thấy hình ảnh những người cầm trên tay bịch bánh khoai lọt vào khung hình.

Nếu mùa bão phải ăn bánh khoai, thì mùa hè phải ăn lươn. Tương tự như câu chuyện ăn bánh không liên quan gì đến bão, thì chuyện ăn lươn cũng chẳng liên quan gì đến mùa hè. Đó chỉ là một chiến lược Marketing của một ông chủ cửa hàng lươn có tên Hiragana Gennai từ thời xa xưa mà thôi.

Từ đó có thể thấy thói quen ăn uống của người Nhật rất dễ bị chi phối.

Kengo Abe

Bánh gạo Senbei truyền thống Nhật Bản

Siêu bão sắp đổ bộ vào Nhật Bản –  Dự báo nguy cơ 8000 người thiệt mạng

Siêu bão Jongdari đổ bộ Nhật Bản: 19 người bị thương, 100 chuyến bay bị hoãn lại

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: