Những chức năng tuyệt vời của cửa giấy truyền thống Nhật Bản

Những lữ quán truyền thống Nhật Bản ngày càng giảm do sự ảnh hưởng và phát triển của các khách sạn kiểu Tây. Một trong những đặc trưng không thể bỏ qua của lữ quán là các cánh cửa được làm bằng giấy và chiếu Tatami. Hôm nay tôi sẽ giới thiệu đến các bạn những chức năng gây ngạc nhiên của cánh cửa giấy này.

Cửa giấy có 2 loại. Đầu tiên là loại có tên Fusuma.

Ảnh https://shopping.geocities.jp/wasitu-reform/product/shoji/shoji.html

Đây là loại cửa chủ yếu dùng để ngăn cách không gian giữa các phòng, đồng thời cũng dược dùng làm cửa nhà kho.

Cửa có sức nặng và được thiết kế khá chắc chắn, thế nhưng mục đích của nó là để hạn chế tầm nhìn, ngăn không cho phòng này nhìn sang phòng kia. Ngoài ra vì không gian phòng càng ngày càng rộng, do đó bên trên giấy sẽ có thêm hoa văn, bên cạnh mục đích chắn tầm nhìn như đề cập ở trên còn dùng để trang trí cho căn phòng.

Chức năng của Fusuma rất thú vị, nhưng loại cửa còn lại còn thú vị hơn, gọi là cửa Shoji.

Ảnh https://shopping.geocities.jp/wasitu-reform/product/shoji/shoji.html

Cửa Shoji là cửa có khung gỗ hẹp, dán phủ lên một lớp giấy mỏng màu trắng. Vì ánh sáng có thể xuyên qua được nên cửa này thường được lắp ở bên ngoài. Tuy bên trong có thể nhìn thấy ánh sáng từ bên ngoài, nhưng bên ngoài không thể nhìn vào bên trong, đó là ưu điểm của loại cửa này. Thêm một đặc điểm thú vị về cửa Shoji là cửa có tính hút ẩm. Bên trong phòng ẩm thấp chính là nguyên nhân gây ra nấm mốc. Nhật Bản vào khoảng tháng 6 là mùa mưa, độ ẩm rất cao. Cánh cửa Shoji này có tác dụng hút ẩm, và duy trì độ ẩm trong phòng ở mức hợp lý.

Ngoài ra cửa còn có tác dụng đối lưu và giữ nhiệt. Mùa đông ở Nhật khá lạnh, vì thời xưa chưa có lò sưởi điện nên người ta đốt than ở trong phòng, thế nhưng làm vậy rất nguy hiểm. Không khí bên trong sẽ giảm dần Oxy đồng thời sản sinh ra carbon monoxide gây ngạt thở. Rất nhiều người đã thiệt mạng do hiện tượng này. Nhờ khả năng đối lưu không khí nhưng vẫn giữ được nhiệt của Shoji mà bên trong phòng vẫn ấm áp dù ngoài trời lạnh buốt.

Không chỉ đóng vai trò là một cánh cửa, Shoji còn có thể trở thành tường. Thậm chí có nhiều căn phòng được bao bọc toàn bộ bằng Shoji. Vì chất liệu bằng gỗ mỏng và giấy mà cửa rất nhẹ, dễ dàng di chuyển. Bạn có thể vây Shoji lại thành không gian kín hoặc mở ra để có thêm không gian. Lúc sinh hoạt hằng ngày, bạn có thể dựng cửa Shoji lên, đến khi có tiệc thưởng trà thì mở ra để ngắm vườn kiểu Nhật ở bên ngoài.

Đó là cửa Shoji truyền thống, ngày nay còn xuất hiện một số biến thể khác của Shoji.

Ảnh https://www.google.com/url?sa=i&rct=j&q=

Cửa này có thể nâng theo phương thẳng đứng, được gọi là Yukimi Shoji, chủ yếu để ngắm tuyết ở trong vườn. Cửa Yukimi Shoji theo phong cách hiện đại còn có thêm một lớp kính, nhờ vậy không khí lạnh không lọt vào phòng khi nâng cửa. Sẽ thật tuyệt nếu ngồi thưởng thức một ly rượu khi đang ngắm tuyết rơi đấy.

Tuy có rất nhiều ưu điểm, cửa Shoji vẫn có một nhược điểm rất lớn, đó là dễ hỏng do sự phá hoại của trẻ con và động vật (cụ thể là mèo).

Bởi vì là giấy nên rất dễ xé, chưa kể tiếng giấy rách còn kích động lũ mèo hơn.

Ảnh https://news.biglobe.ne.jp/trend/1104/blnews_161104_5128344108.html

May mắn là bạn có thể thay được giấy một cách dễ dàng với giá rẻ.

Ảnh https://www.google.com/url?sa=i&rct=j&q=

Hồi còn bé tôi đã xé không biết bao nhiêu là cửa Shoji, mỗi lần như vậy đều bị bắt phải thay giấy mới. Bởi vì sau một thời gian cũng phải thay nên việc trẻ con nghịch ngợm xé giấy sẽ không bị la mắng. Vì thế hãy tận hưởng việc xé cửa Shoji cho dù bạn không phải là một chú mèo nhé.

Những cánh cửa giấy Nhật Bản không chỉ là đặc trưng văn hoá mà còn ẩn chứa rất nhiều công dụng thú vị đúng không nào. Việt Nam cũng là quốc gia có độ ẩm cao, bạn nghĩ sao về việc lắp cửa Shoji cho nhà của mình?

Kengo Abe

Cuộc chiến giày cao gót của nữ nhân viên văn phòng Nhật Bản

Hãy bước lên chuyến tàu đưa bạn ngược về cố đô Kyoto thời xưa

10 lễ hội kỳ lạ đáng mong chờ của Nhật Bản trong năm 2019

 

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: