Vấn đề trong cứu trợ thiên tai ở Nhật – Đây không phải lúc quá cứng nhắc

Nhật Bản là quốc gia nằm ở vị trí địa lý bất lợi, thường xuyên gánh chịu thiên tai, từ động đất, sóng thần, bão,… Trong những năm gần đây, tình hình động đất và bão ngày càng trầm trọng.

Khi thảm hoạ xảy ra, đội cứu hộ phải nhanh chóng xuất hiện ở hiện trường mới có thể cứu người bị nạn, giảm thiểu thiệt hại. Nhờ vào sự năng suất của các lực lượng cứu hộ mà số người được giải cứu ngày càng đông. Lực lượng phòng vệ Nhật Bản là những chuyên gia trong việc cứu trợ thiên tai, không chỉ ở Nhật Bản mà trên toàn thế giới. Lực lượng này nổi tiếng về tốc độ và chuyên môn trong việc xử lý khủng hoảng.

Trong trận “siêu bão” xảy ra vào tháng 10 năm 2019, lần này, Lực lượng phòng vệ lại đóng vai trò chính trong việc giải cứu. Tuy nhiên lần này họ gặp phải trở ngại lớn.

Thành phố Yamakita thuộc tỉnh Kanagawa là một nơi đang gặp thiệt hại. Người dân ở đây phải sống trong tình trạng không có nước sinh hoạt, và đã nhờ đến sự hỗ trợ của Lực lượng phòng vệ. Về nguyên tắc, các yêu cầu đến Lực lượng phòng vệ được đưa ra ở cấp tỉnh, yêu cầu từ những cấp dưới (như thành phố) sẽ không được xét duyệt.

Do lý do này, đề nghị đã được gửi lên tỉnh, thế nhưng tỉnh cho rằng yêu cầu không cần thiết vì có thể điều động xe cấp nước của tỉnh. Về phía Lực lượng phòng vệ, họ cũng tự điều động xe cấp nước để có thể hành động ngay lập tức, chỉ cần có công văn điều động của tỉnh là hoàn thành thủ tục.

Ảnh https://www.fnn.jp/posts/00048580HDK/201910162000_livenewsit_HDK

Vào 8 giờ sáng, xe tải chứa nước của Lực lượng phòng vệ đã đứng trước ranh giới, chờ đợi lệnh để được vào thành phố. Thế nhưng tỉnh không đưa ra yêu cầu, Lực lượng đành phải rút xe về mà không thể cấp một giọt nước nào cho người dân. Vài giờ sau, xe chở nước của tỉnh mới đến. Tuy sự chậm trễ này không gây ra những vấn đề lớn, thế nhưng người dân tỏ vẻ tức giận với phản ứng của tỉnh Kanagawa.

Đây không phải lần đầu Chính quyền can thiệp vào hoạt động của Lực lượng phòng vệ. Vào thời điểm trận động đất lớn Hanshin-Awaji tấn công vùng Kansai vào năm 1995 cũng xảy ra một vấn đề trầm trọng.

Ảnh https://www.google.com/url?sa=i&rct

Vào lúc này, Đảng cầm quyền là Đảng Xã hội. Đây là Đảng cho rằng sự tồn tại của Lực lượng phòng vệ là vi phạm Hiến pháp. Thêm vào đó, có rất ít người có khả năng đưa ra quyết định vì Nội các đang được tổ chức lại. Trong quá trình xảy ra động đất, các yêu cầu gửi đến Lực lượng phòng vệ phải mất thời gian dài xét duyệt, gây ra sự chậm trễ trong việc cứu trợ. Trong thảm hoạ khi ấy có 6434 người thiệt mạng, 43792 người bị thương và 3 người mất tích.

Thảm hoạ từ thiên nhiên là không thể tránh khỏi, thế nhưng sở hữu Lực lượng phòng vệ tinh nhuệ nhất thế giới, vậy mà người Nhật vẫn để thiệt hại về người và của lan rộng, đó là lỗi của Chính quyền. Nếu đã là vấn đề liên quan đến mạng người, xin đừng để những thủ tục hành chính lằng nhằng trở thành rào cản.

Kengo Abe

Thiệt hại hơn 1 tỷ Yên từ bão lớn, 51 siêu xe Ferrari bị lũ cuốn trôi, buộc phải vứt bỏ

Thiết bị lợi hại nhất của Lực lượng phòng vệ Nhật Bản là gì?

Sau động đất, Lực lượng phòng vệ Nhật Bản hoàn tất chuẩn bị chỉ trong vòng 1 phút

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: