Bạn có được đem sản phẩm nông nghiệp vào Nhật Bản?

Ở Việt Nam có rất nhiều nông sản đặc sản, từ rau củ đến trái cây. Tôi rất muốn mang các đặc sản này sang Nhật để bạn bè bên đó thưởng thức.

Tôi được biết hầu như các loại trái cây đều không được mang vào Nhật, thế nhưng một số nông sản sẽ được mang vào nếu nhận được giấy chứng nhận đã kiểm tra ở Việt Nam và được thông qua tại Nhật.

Hãy cùng xem thông tin này có chính xác không nhé !

Địa chỉ Cục kiểm dịch thực vật tại Việt Nam, thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

149 Hồ Đắc Di – Quận Đống Đa – Hà Nội (+84 4 38 519 451)

Homepage: http://ppd.gov.vn/

Lần này tôi sẽ mang sang Nhật hai loại trái cây yêu thích là Xoài và Sầu riêng. Xoài có vẻ yên tâm hơn, còn Sầu riêng rất ngon, nhưng lại nặng mùi, liệu có mang qua thành công không nhỉ?

Tôi đã đem đến địa chỉ bên trên để xin giấy kiểm tra và nhận được câu trả lời ngoài dự đoán. Sầu riêng được cấp giấy chứng nhận kiểm tra, xuất trình giấy này lúc nhập cảnh vào Nhật, nếu không có vấn đề gì sẽ được mang vào.

Thế nhưng Xoài là mặt hàng bị cấm nhập vào Nhật, do đó sẽ không được cấp phép.

Tôi đã rất ngạc nhiên: “Tại sao Xoài lại không được? Xét về mùi thì Sầu riêng nặng hơn cơ mà”.

Bạn phải căn cứ vào các quy tắc kiểm dịch thực vật của Nhật khi chọn loại thực vật sẽ mang đi. Nhật Bản cấm nhập khẩu các loại thực vật có khả năng gây thiệt hại nghiêm trọng cho những nông sản khác, có sâu bọ ký sinh khó phát hiện tại thời điểm nhập khẩu. Có rất nhiều loại trái cây ở Việt Nam nằm trong danh sách này, trong đó có Xoài.

©農林水産省 植物防疫所

Hình ảnh được cung cấp bởi Cục kiểm dịch thực vật – Bộ Nông Lâm Thủy Sản Nhật Bản

Ngoài ra, Sầu Riêng không có các loại sâu bệnh ký sinh thuộc đối tượng cấm của Nhật. Thế nhưng, vẫn có khả năng sâu bệnh bám vào hoặc xâm nhập, do đó nông sản này cần phải kiểm tra và sẽ không được nhập vào nếu không tuân theo quy trình đã được quy định.

Dứa và Sầu riêng là các sản phẩm cần kiểm tra, ngoài ra, phần lớn các trái cây chưa qua chế biến khác đều bị cấm nhập vào Nhật.

Bên cạnh đó, không chỉ trái cây và rau sống, cây trồng, các sản phẩm khô từ thực vật như gạo và đậu cũng là đối tượng cần kiểm tra. Tương tự như trái cây, đối với nhóm này cũng có những sản phẩm cần qua quy trình kiểm tra, và những sản phẩm bị cấm nhập.

Quy tắc nhập khẩu không chỉ dựa trên việc có nặng mùi hay không, mà dựa trên việc nông sản đó có nhễm sâu bệnh hay không. Vì thế mới có chuyện Sầu riêng có khả năng được nhập vào, trong khi Xoài bị cấm nhập hoàn toàn, trái ngược với suy nghĩ ban đầu của bạn.

Không riêng gì thực vật sống, thực vật sấy khô cũng là đối tượng kiểm tra.

pastedGraphic.png

TÓM TẮT PHƯƠNG PHÁP MANG NÔNG SẢN TỪ VIỆT NAM SANG NHẬT

1. Xác nhận các nông sản được mang vào Nhật dựa trên dữ liệu điều kiện kiểm dịch dưới đây với cơ quan Nhà nước Việt Nam.

Dữ liệu về điều kiện kiểm dịch (tiếng Anh): http://www.pps.go.jp/eximlist/Pages/exp/conditionE.xhtml

2. Đem nông sản đến cơ quan Nhà nước tại Việt Nam để kiểm tra, và nhận giấy kiểm dịch.

Địa chỉ Cục kiểm dịch thực vật tại Việt Nam, thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

149 Hồ Đắc Di – Quận Đống Đa – Hà Nội (+84 4 38 519 451)

Homepage: http://ppd.gov.vn/

3. Tới sân bay Nhật Bản, xuất trình giấy chứng nhận kiểm tra tại quầy kiểm dịch thực vật sau khi nhập cảnh để được kiểm tra nhập khẩu.

Hầu hết các loại trái cây đều bị cấm nhập khẩu, thế nhưng nếu tuân thủ đúng theo quy trình, vẫn có những nông sản được phép mang vào. Nếu bạn muốn cho bạn bè ở Nhật thưởng thức đặc sản Việt Nam, hãy làm theo đúng quy định nhé.

Nhiều người cho rằng nếu giấu kỹ sẽ không bị phát hiện. Không đâu, tại sân bay Nhật Bản có chó nghiệp vụ có khả năng đánh hơi mùi nông sản và các sản phẩm từ thịt. Mũi của chúng rất thích do đó dù bạn có giấu kỹ đến đâu cũng sẽ bị phát hiện.

Trong trường hợp bị bại lộ, bạn có thể bị phạt tù dưới 3 năm hoặc phạt tiền dưới 1 triệu Yên.

Thực tế đã có người Việt Nam bị bắt vì làm trái quy luật. Vì vậy mọi người ơi, hãy tuân thủ theo luật pháp Nhật Bản, và cùng tận hưởng các đặc sản ở Việt Nam nhé.

JAPO sẽ kết hợp với Bộ Nông Lâm Thủy sản Nhật Bản để cung cấp những thông tin chính xác về vấn đề này đến các bạn trong tương lai.

 

Bộ Nông Lâm Thủy Sản Nhật Bản

 

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: