Tại sao thua cuộc nhưng Nhật Bản không bị chia cắt?

Theo hệ quả của chiến tranh, đất nước thất bại thường sẽ bị chia cắt hoặc bị thống trị bởi quốc gia thắng cuộc. Ví dụ như Đức bị chia thành Đông Đức và Tây Đức, hoặc trong trường hợp của Triều Tiên và Hàn Quốc.

Thế nhưng dù thua cuộc, Nhật Bản vẫn là quốc gia thống nhất, không bị chia cắt hay thống trị bởi các quốc gia khác. Tại sao lại như vậy? Câu chuyện xảy có liên quan đến Hiệp ước Hoà bình San Francisco 1951.

Nhật Bản rơi vào tình trạng chia để trị bởi 4 quốc gia: Mỹ, Anh, Nga và Trung Quốc.

Ảnh https://www.mag2.com/p/news/181484

Người đã giúp Nhật Bản thoát khỏi tình trạng này là Jayewardene, một nhà ngoại giao người Sri Lanka. Những lời nhận xét của nhà ngoại giao khi ấy 44 tuổi dành cho Hiệp ước Hoà bình San Francisco nhận được sự ủng hộ của toàn thế giới.

“Hãy lắng nghe cảm nhận của người Châu Á về tương lai của Nhật Bản. Người dân các nước Châu Á mong muốn Nhật Bản được tự do. Tại sao vậy? Vì một điều, đó là mối quan hệ giữa Nhật Bản và các quốc gia này rất tốt. Đối với các quốc gia châu Á, Nhật Bản mạnh mẽ và tự do, chúng tôi xem Nhật như một người bạn và dành sự tôn trọng đối với đất nước này.

Vào thời điểm chiến tranh, Nhật Bản đã giương cao khẩu hiệu “Cùng nhau phát triển bền vững” với các quốc gia châu Á. Vì một châu Á độc lập, Nhật Bản cần phải được độc lập và tự do. Đó không chỉ vì bản thân Nhật Bản, mà còn vì lợi ích và hy vọng của toàn thể châu Á.”

Phần phát biểu này nhận được sự ủng hộ của các quốc gia châu Á. Có 49 quốc gia đã ký kết thông qua độc lập cho Nhật Bản, ngoại trừ Liên Xô, Ba Lan, Tiệp Khắc.

Tại sao một nhà ngoại giao Sri Lanka lại nói giúp cho Nhật Bản? Tôi sẽ giới thiệu một chút về mối quan hệ giữa Nhật Bản và Sri Lanka. Sri Lanka là một quốc gia xinh đẹp, trù phú, giàu tài nguyên thiên nhiên, đây là trung tâm Phật giáo cho đến khi bị Bồ Đào Nha xâm lược vào năm 1505. Kể từ đó, Sri Lanka luôn phải chịu ách thống trị dưới sự cai quản cảu người Hà Lan và người Anh.

Người Anh hạn chế xuất khẩu chè của Sri Lanka, biến nước này thành quốc gia nhập khẩu gạo. Tất nhiên tình hình nông nghiệp của quốc gia này lâm vào tình trạng khó khăn vì phải mua gạo với giá đắt đỏ. Có 3 cuộc nổi dậy lớn nổ ra nhưng đều bị đàn áp. Người Anh dành sự đối đãi đặc biệt với những người chuyển đến Nam Ấn Độ, đưa họ lên làm quan chức và nhận được giáo dục bậc cao. Điều này là nguyên nhân gây ra các cuộc nội chiến do mâu thuẫn sắc tộc vẫn kéo dài cho đến ngày nay.

Vào thời điểm đó, Nhật Bản thách thức Nga, một cường quốc và giành chiến thắng. Đây là một sự kiện bất ngờ không ai có thể dự đoán được, gây chấn động toàn châu Á.

Bởi sự thành công này của Nhật mà châu Á như được hồi sinh từ vũng lầy chết chóc của nạn ngoại xâm. Anagarica Dharmabara là một người bị ảnh hưởng từ sự vùng dậy của nước Nhật. Sau này ông được gọi là người “cha” có công sáng lập nên nước Sri Lanka, người này rất có hứng thú với nước Nhật và đã đến thăm Nhật 3 lần.

Chứng kiến tốc độ phát triển thần tốc của quốc gia này, ông nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục trong việc giành lại nền độc lập cho đất nước. Từ đó, ông nghĩ đến việc đưa học sinh từ Sri Lanka sang Nhật du học.

Vào lần viếng thăm thứ 3, ông dừng chân tại Mãn Châu và Triều Tiên, là 2 nơi thuộc sự thống trị của Nhật thời bấy giờ, Chỉ trong vòng vài năm, Nhật Bản gần như đã thay đổi đời sống người dân ở hai quốc gia này. Không giống với cách Anh và các nước châu Âu làm với các quốc gia thuộc địa.

Dharmabarra từ trần vào năm 1933, trước khi chứng kiến được ngày Sri Lanka giành độc lập đã nói “Tôi muốn kiếp sau là người Nhật”.

Trước sự nổi tiếng của Nhật Bản tại Sri Lanka, vào năm 1921, một con thuyền chiến chở Hoàng gia Nhật Bản cập càng Sri Lanka. Chứng kiến sự kiện này là Jaya Wardana, khi ấy 15 tuổi. Từ đó trong anh nổi lên sự quan tâm đặc biệt với quốc gia này.

Sự kiện tiếp theo là Chiến tranh thế giới thứ 2. Dưới góc nhìn của Sri Lanka, khi ấy đang bị nước Anh thống trị, Nhật Bản là kẻ thù. Mặc dù quân Nhật tấn công quân đội Anh, nhưng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến người dân Sri Lanka.

Sau khi chiếm Singapore, Nhật Bản tập hợp những lính Ấn Độ ra đầu hàng, thành lập quân đội Quốc gia Ấn Độ hướng tới việc giải phóng Ấn Độ. Trong đó có một nhóm binh lính Sri Lanka. Quân đội Quốc gia Ấn Độ đã phát sóng một bản tin Radio nhắm tới Sri Lanka kêu gọi cùng nhau chiến đấu, thông qua một bài hát nâng cao tinh thần của đám đông.

Sau đó, Nhật Bản bị đánh bại, vào ngày này, một sự kiện có tên Victory over Japan Day đã được tổ chức. Từ phía đại diện Sri Lanka đã đưa ra bài phát biểu sau:

“Ngày hôm nay kỷ niệm chiến thắng của chúng ta trước Nhật Bản, nhưng đất nước này đã cho chúng ta hiểu được nhiều điều. Đó là trái tim yêu nước. Đó là tinh thần vị quốc gia mà Nhật Bản đã đem đến cho toàn thể các quốc gia châu Á. Qua cuộc chiến, các quốc gia châu Á như Indonesia, Ấn Độ, Sri Lanka, Myanmar sẽ giành được độc lập. Chúng ta cần cảm ơn Nhật Bản vì điều này.”

Lời phát biểu táo bạo này trước quốc gia xâm lược Anh đã trở thành dấu mốc trong lịch sử Sri Lanka. Vào năm 1948, Sri Lanka chính thức độc lập và Jaya Wardana giữ vai trò chủ chốt trong nhà nước Sri Lanka vừa mới thành lập, đã quay lại giúp đỡ Nhật Bản được độc lập và toàn vẹn.

Ảnh https://www.google.com/url

Jaya Wardana trở thành Thủ tướng Sri Lanka và Tổng thống sau khi hệ thống nhà nước thay đổi. Ông luôn nghĩ đến mối bang giao với Nhật Bản, đã đến thăm Nhật Bản nhiều lần và cố gắng thúc đẩy mối quan hệ hai bên. Ông mất vào năm 1996, trước khi mất, ông yêu cầu được ghép giác mạc của mình. Mắt phải là dành cho người Sri Lanka và mắt trải là cho người Nhật. Theo đó, mắt trái của ông được được cấy ghép cho một người phụ nữ ở tỉnh Gunma.

Đây là những lời Jaya Wardana từng nói trong bài phát biểu của mình.

“Hận thù không thể xoá bỏ bằng hận thù. Chỉ có yêu thương mới hoá giải được hận thù, đó là chân lý vĩnh viễn”.

Dù con người này rất tôn trọng Nhật Bản, mấy người Nhật biết tên ông. Tôi cho rằng người Nhật nên học nhiều hơn về lịch sử quốc gia cũng như châu Á.

Kengo Abe

Tại sao Chính quyền lại cấm người vô gia cư vào các khu tị nạn?

Tại sao cứ mỗi mùa bão đến, bánh khoai tây Croquette lại cháy hàng?

Người Nhật cuồng iPhone như thế nào? Tại sao nhiều người muốn sở hữu mẫu iPhone mới đến vậy?

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: