Vấn đề cần suy ngẫm về chế độ truyền ngôi ở Nhật Bản

Vài ngày trước, Lễ đăng quang của Thiên Hoàng đã được diễn ra, đánh dấu một niên hiệu mới ở Nhật Bản.

Ảnh https://taa-channel.com/woman-tennou-dame-naze-riyuu-3552

Đây là một sự kiện trọng đại của Nhật Bản, thế nhưng xoay quanh vấn đề này có rất nhiều thắc mắc. Một trong số đó là phụ nữ thuộc Hoàng tộc có được phép đăng quang ngôi Thiên hoàng hay không?

Hoàng thất bao gồm Thiên hoàng Bệ hạ và gia đình, được quy định trong Pháp luật Nhật Bản. Thế nhưng trong Hoàng tộc, chỉ có nam giới mới được phép lên làm Thiên hoàng.

Nếu tuân theo quy tắc này, Thiên hoàng tiếp theo có thể là 3 người sau đây.

Ảnh https://taa-channel.com/woman-tennou-dame-naze-riyuu-3552

Người đầu tiên là em trai của Thiên hoàng hiện tại, Thái tử Akishinonomiya. Người thứ hai là con trai của Thái tử Akishinonomiya, Hoàng tử Hisahito. Người cuối cùng (ở góc trên tay phải) là Thường Lục cung Thân vương Hitachi-no-miya, em trai của cựu Thiên hoàng Akihito.

Giả sử 30 năm sau sẽ có một lễ đăng quang tiếp theo, khi đó Thái tử Akishinonomiya 83 tuổi, Hoàng tử Hisahito 43 tuổi và Thân vương Hitachi-no-miya 113 tuổi. Chỉ dựa vào tuổi tác, người kế vị tiếp theo chỉ có một khả năng là Hoàng tử Hisahito.

Thế nhưng hãy nghĩ đến trường hợp này, nếu người trong Hoàng gia chỉ sinh con gái, vậy ngôi vị sẽ truyền cho ai?

Trong quá khứ cũng đã có xảy ra trường hợp này, thế nhưng nam giới thuộc Hoàng tộc, dù là họ hàng xa cũng có khả năng được lựa chọn để thay thế. Thế nhưng vì quân Đồng Minh đã loại bỏ Hoàng gia Nhật thời điểm Nhật thất bại trong cuộc chiến, về sau khi được thiết lập lại, việc lựa chọn Thiên hoàng bị thu hẹp. Nếu tiếp tục như thế, hệ thống Hoàng gia ở Nhật sẽ biến mất?

Vậy tại sao lại không thể để nữ giới lên ngôi, có phải vì phân biệt giới tính không?

Nói đúng ra, trong lịch sử Hoàng gia Nhật Bản đã từng có Thiên hoàng là nữ giới. Thế nhưng trường hợp này chỉ xuất hiện một lần duy nhất.

Nguyên nhân chính là do Gen di truyền. Nữ giới mang nhiễm sắc thể XX, nam giới mang nhiễm sắc thể XY. Tóm lại chỉ có nam giới mới có nhiễm sắc thể Y, và chỉ có thể truyền lại từ người cha mà thôi. Nói cách khác, đứa con của Thiên hoàng trong trường hợp Thiên hoàng là nữ không thể bảo toàn được nhiễm sắc thể ban đầu.

Gia đình Hoàng tộc là khái niệm xuất phát từ câu chuyện thần thoại, đó là gia đình mang dòng máu của Thần linh, chính vì vậy phải bảo vệ dòng máu thuần chủng này.

Bên cạnh Thần thoại, nhìn về mặt lịch sử, thời đại đầu tiên của Thiên hoàng Jinmuten, khoảng trên 500 năm trước Công nguyên, đã kéo dài gia phả này 2500 năm. So sánh với một gia đình Hoàng tộc khác, Hoàng gia Anh vẫn chưa kéo dài được 1000 năm, và Hoàng gia Nhật là gia đình Hoàng tộc có lịch sử lâu đời nhất thế giới. Người Nhật chính là muốn bảo vệ truyền thống này.

Tại thời điểm ban đầu, những kiến thức về nhiễm sắc thể vẫn chưa được biết đến, nhưng Hoàng gia Nhật vẫn duy trì được truyền thống này trong thời gian dài. Tuy nhiên, kết luận lại, Nhật Bản đang lo lắng về việc duy trì chế độ truyền ngôi, đặc biệt từ sau thất bại trong chiến tranh.

Liệu rằng nên mở rộng việc chọn Thiên hoàng sang các mối quan hệ xa hơn, hoặc chấp nhận mất đi dòng máu thuần chủng, truyền ngôi cho con gái? Hoặc hy vọng Hoàng tử Hisahito sẽ có thật nhiều con trai?

Đó là vấn đề mà người Nhật cần phải suy nghĩ từ bây giờ.

Kengo Abe

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: