Mạnh yếu từng lúc khác nhau nhưng “trẻ trâu” đời nào cũng…nên có
Gần đây cảnh sát nhận được báo cáo về vụ việc 2 thanh niên ở quận Adachi, Tokyo xung đột đánh nhau dưới lòng sông cạn. Hiện tại giấy tờ khởi tố đã được gửi về.
Theo điều tra của cảnh sát, hai người này học ở hai trường cấp 3 khác nhau. Nguyên nhân xung đột là vì một trong số hai nam thanh niên bị bạn gái “cắm sừng” để hẹn hò với người còn lại. Qua ứng dụng nhắn tin trực tuyến Line, cậu này gửi tới cậu kia nội dung như sau
– Thách đấu một lần đi
– Không sử dụng vũ khí
– Ai chịu thua trước thì coi như xong, có bị thương cũng tuyệt đối không được báo cảnh sát.
Vậy là cuộc chiến giữa hai người đàn ông chính thức bắt đầu. Thế nhưng chuyện bại lộ do một người qua đường trông thấy đã báo cho cảnh sát. Cuộc thách đấu đã gây ra những vết thương nghiêm trọng cho cả hai.
Ảnh https://isao001.com/news/duel-document-inspection/
Chứng kiến trận đấu này có những người bạn của hai bên, nhưng vì luật đã được đặt ra, không ai được phép báo cho Chính quyền. Tương tự với cuộc chiến của các Samurai thời xưa. Tuy nhiên luật pháp Nhật Bản đã quy định, đánh nhau gây thương tích, dù hai bên có đồng thuận vẫn là hành vi phạm tội.
Các bản tin gần đây cho thấy tình trạng bạo lực đến từ một người (ví dụ đàn ông đánh đập phụ nữ), và gây thương tích sử dụng vũ khí đang gia tăng. Giữa tình hình căng thẳng đó, đọc bản tin như thế này, không biết có ai phì cười không nhỉ?
Tất nhiên đánh nhau là sai, nhưng đây là cuộc chiến của những người đàn ông đích thực. Có lẽ những người sinh ra vào thời Showa như tôi sẽ nghĩ như vậy. Đánh nhau là cách để thể hiện giao kèo giữa cánh đàn ông với nhau, chỉ cần hai bên thoả hiệp.
Trong các bộ Manga tôi đọc lúc còn bé cũng có rất nhiều màn đánh nhau 1 chọi 1 như vậy. Tuy là đánh nhau nhưng luật chơi rõ ràng, công bằng, không chơi xấu. Bạn có thể tìm đọc các Manga có cảnh đánh nhau như Kinnikuman hay Hokutonoken. Đó là thời mà không ai có thể chen ngang vào những màn đánh nhau của đàn ông, kể cả cảnh sát.
Các Manga như vậy thường xoay quanh đề tài tình bạn.
Ảnh http://www.hokuto-no-ken.jp/
Trước trận chiến, đối thủ của nhân vật chính là kẻ ác, thế nhưng sau đó, dù bị giết hay không bị giết, tình bạn đích thực sẽ nảy sinh từ những lúc quyết chiến. Trong Manga, từ 強敵 (kyouteki) – kẻ địch mạnh, được đọc giống với 友 (tomo) – bạn. Tất nhiên cách đọc này không phải là tiếng Nhật rồi.
Dạo gần đây, những Manga như vậy không còn thịnh hành nữa. Mọi người chuyển sang chuộng trào lưu tất cả các nhân vật cùng góp sức để đánh bại một kẻ địch mạnh nhất. Vì vậy cách nghĩ về các cuộc chiến cũng dần thay đổi.
Tôi không cảm thấy Manga, Anime và Game chiến đấu là xấu, ngược lại tôi quan ngại nhiều hơn về cách nghĩ của trẻ em trong việc đánh nhau.
Người lớn thường bảo rằng “Đánh nhau là không đúng, tốt nhất là đừng để mình bị thương”.
Không đơn giản như vậy. Nếu bị đánh mà không thấy đau, bạn sẽ không thể hiểu được cảm giác của kẻ bị bạn đánh. Chỉ đánh bằng nắm đấm mà tay đã đau, vậy lúc cầm dao sẽ thế nào? Cơn giận rất khó kiềm chế, nhưng đến khi nó bùng phát, nếu bạn đã từng đánh nhau, bạn sẽ biết được giới hạn nên dừng lại, thay vì đi quá đà và gây ra tội ác làm chết người.
Kengo Abe