Không phải phân biệt giới tính – Lý do vì sao ngày xưa nghề làm rượu chỉ dành cho nam

Sake là loại rượu Nhật được nấu từ gạo. Không rõ từ khi nào người ta bắt đầu sản xuất Sake, chỉ biết là từ rất lâu rồi.

Ảnh https://www.jalan.net/news/article/139890/3/’

Nhật Bản là quốc gia trồng lúa vào khoảng 2600 năm về trước. Ngoài việc không có gạo không thể nấu rượu được, mỗi địa phương khác nhau ở Nhật lại có hương vị rượu đặc trưng riêng. Sự nổi tiếng của Sake không chỉ trong nước mà còn ở quốc tế.

Những người làm việc trong các hầm chứa rượu được gọi là 杜氏 (Touji). Từ xưa đến nay, nghề này đều do nam giới đảm nhiệm.

Ảnh https://tohoku365.com/sake-jp/8455

Có phải vì phân biệt giới tính? Không phải vậy đâu, đằng sau có một lý do vô cùng thuyết phục.

Để làm Sake cần có gạo, nước và men. Thành phần quan trọng nhất chính là vi khuẩn có trong men, vi khuẩn này sẽ biến đổi ở môi trường nước và gạo. Ngoài Sake, người Nhật còn dùng men này để tạo ra các món như Natto (đậu lên men) hay O tsukemono (dưa chua). Đây cũng là thành phần làm phô mai và Yogurt.

Trong việc sản xuất rượu, vi khuẩn này đóng vai trò then chốt. Mỗi hầm rượu sẽ có một loại vi khuẩn lên men khác nhau dẫn đến mùi vị khác nhau. Tất nhiên nước và gạo cũng góp phần tạo nên sự đa dạng về vị rượu ở từng địa phương, thế vi khuẩn lên men chính là chìa khoá.

Ngoài ra vì vi khuẩn này rất yếu nên trong hầm tuyệt đối không được có vi khuẩn nào khác.

Ngày xưa mỗi nhà ở Nhật đều làm món dưa chua. Dưa chua được làm bằng cách cho rau vào mekadoko (môi trường sinh sôi của vi khuẩn lên men). Mekadoko đòi hỏi phải có người trông coi hằng ngày nếu không vi khuẩn sẽ chết, do đó công việc chăm sóc mekadoko ngày xưa thuộc về phụ nữ. Mỗi ngày họ phải khuấy mekadoko để cung cấp đủ Oxi cho vi khuẩn.

Chính vì vậy người ta quan niệm rằng trên người phụ nữ đã tồn tại vi khuẩn làm món dưa chua, nên không được phép mang con vi khuẩn này vào hầm rượu.

Thời điểm đó, người Nhật chưa rõ lắm về con vi khuẩn này, nên chỉ đưa ra kinh nghiệm chung chung là phụ nữ vào hầm rượu là hỏng. Bên cạnh đó, các Touji cũng không được phép ăn Natto vì lý do tương tự.

Ngày nay, phụ nữ có thể tham gia làm việc tại các hầm rượu vì các công nghệ hiện nay. Bên cạnh đó, truyền thống muối dưa ở các hộ gia đình cũng không còn phổ biến nữa.

Tuy nhiên việc phụ nữ có thể tham gia làm các công việc trước kia bị cấm là do cuộc sống đã thay đổi chứ không phải vì không còn phân biệt giới tính nữa.

Kengo Abe

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: