Nhật Bản vẫn đang trong thời kỳ chiến tranh?
Không sai khi nói rằng Nhật Bản đã kết thúc chiến tranh cách đây đã 70 năm. Nhưng thực tế bạn có biết Nhật Bản vẫn đang chiến tranh không?
Công quốc độc lập Montenegro của Liên Xô cũ
Đất nước nhỏ dân số khoảng 620.000 người thuộc bán đảo Vulcan nằm ở phía đông nam của Châu Âu.
Tại Nhật Bản, số người biết đến sự tồn tại của đất nước này không nhiều; tuy nhiên từ hơn 100 năm trước Montenegro đã chiến tranh với Nhật Bản. Cho dù bây giờ vẫn còn đang trong thời kỳ chiến tranh.
Quay trở lại những năm 1905. Nhật Bản đang phát triển nhanh chóng thì bắt đầu cuộc chiến với cường quốc thời bấy giờ là Nga. Đồng thời điểm công quốc Montenegro dưới quyền cai trị của Nga cũng đã tham gia vào cuộc chiến. Montenegro cũng đã gửi quân đội đi nhưng thực tế đã không xảy ra cuộc chiến nào cả, bởi vì bản thân lời tuyên chiến đã bị phía Nhật Bản phớt lờ, và đã không được mời đến hội nghị hoà bình sau chiến tranh. Sau đó, vào năm 1918 công quốc Montenegro đã biến mất và sáp nhập vào các nước xung quanh. Tiếp theo đó, năm 2006 công quốc Montenegro đã được thành lập lại. Theo luật quốc tế thì Nhật Bản và Montenegro đang chiến tranh mặc dù người dân 2 nước đều không biết đến tình trạng này. Phía Nhật Bản cũng đã thừa nhận sự độc lập của Montenegro, và có mong muốn thiết lập lại quan hệ ngoại giao giữa 2 nước. Vào thời điểm này, chủ đề về chiến tranh cũng được đem ra thảo luận nhưng trong bối cảnh bên phía Nhật Bản chưa từng tuyên chiến với Montenegro. Vì thế, hiệp định ngừng chiến dường như đã không được thông qua. Tôi cũng không biết khi nào Nhật sẽ kết thúc chiến tranh, nhưng thực tế thì nó không gây tổn hại gì và cuộc chiến này đúng là rất kỳ lạ.
Hiện tại, giao thương giữa hai nước đang được tăng cường để thắt chặt thêm mối quan hệ.
Nhật Bản sẽ xuất khẩu liên quan đến dầu khí, ôtô và các sản phẩm kim loại, còn Montenegro xuất khẩu quặng kim loại, thép và gỗ.
Mối quan hệ giao hảo giữa hai nước quả thật rất thú vị, và tôi cũng mong muốn Chính phủ Nhật Bản tiếp tục duy trì mối quan hệ đó và ngày càng thắt chặt tình hữu nghị cũng như kinh tế giữa hai quốc gia.
Kengo Abe