Từ khoa học đến truyền miệng dân gian – Lý giải tại sao Nhật Bản xảy ra nhiều động đất và dự đoán về xu hướng động đất mới
Nhật Bản là một quốc gia thường xuyên xảy ra động đất, hầu như năm nào cũng xuất hiện động đất. Một số trong đó có cường độ rất lớn, gây ra thiệt hại lớn về người và của. Tại sao lại như thế?
Vị trí địa lý
Nhật Bản nằm ở vành đai lửa Thái Bình Dương, đây là vùng hoạt động mạnh nhất của động đất trên thế giới.
Vành đai lửa Thái Bình Dương là khu vực có hình móng ngựa, nằm sát rìa Thái Bình Dương. Không chỉ động đất, đây còn là nơi núi lửa hoạt động. Đường móng ngựa rộng 40,000 km liên kết với một loạt các rãnh đại dương gần như liên tục, vòng cung núi lửa, vành đai núi lửa (có khoảng 452 núi lửa).
Động đất ở Nhật chủ yếu có nguyên nhân từ các va chạm mảng kiến tạo. Các mảng này có mặt trong vành đai lửa và dưới biển Philippine hoặc Thái Bình Dương, va chạm với nhau tạo nên những chấn động.
Động đất đi cùng sóng thần.
Sóng thần (Tsunami) xảy ra do sự xáo trộn trong lòng đại dương, có thể do thay đổi đột ngột hình dạng đáy biển theo phương thẳng đứng, hoặc theo hướng nằm ngang. Những thay đổi này được gây ra bởi ba nguyên nhân chính là động đất kiến tạo, phun trào núi lửa hoặc tuyết lở xảy ra dưới đáy biển.
Giải thích dân gian
Người dân Nhật Bản truyền miệng câu chuyện về Namazu (鯰) hay Ōnamazu (大鯰), có nghĩa là cá da trơn khổng lồ chính là nguyên nhân gây động đất. Nó sống trong bùn dưới các hòn đảo của Nhật và được thần Takemikazuchi (建御雷/武甕槌) bảo vệ.
Takemikazuchi (建 御 / 武) là một vị thần trong thần thoại Nhật Bản, là vị thần sấm sét và thần kiếm. Ông còn được gọi là Kashima-no-kami, vị thần chính được thờ trong Đền Kashima tại Kashima, Ibaraki (và tất cả các Đền thờ Kashima khác).
Khi Takemikazuchi thả Namazu ra, nó lao tới và gây nên những trận động đất dữ dội. Namazu vừa là biểu tượng của vận may và sự phân phát của cải, nhưng đồng thời cũng có sức huỷ diệt rất lớn.
Mặc dù khả năng tàn phá của Namazu là rất lớn, nhưng dân chúng vẫn rất yên tâm vì vị thần sấm, chiến binh Takemikazuchi-no-mikoto đã chế ngự nó bằng một hòn đá đặc biệt gọi là kaname-ishi (要石). Thần đè đá lên đầu Namazu để hạn chế chuyển động của nó (ở đây là cường độ của động đất). Từ Đền Kashima ở Hitachi, phía Đông Bắc Tokyo, ta có thể nhìn thấy mũi 15cm được cho là của hòn đá.
Từ câu chuyện này có một câu nói nổi tiếng
“Cho dù động đất có xảy ra, không có gì phải sợ, vì thần Kasshima đã đặt đá kaname-ishi vào đúng vị trí”.
Namazu có thể mang lại thảm hoạ và sự huỷ diệt, nhưng bản thân nó cũng có mặt tốt. Cá da trơn đại diện cho sự đổi mới liên tục của thế giới (gọi là yo-naoshi). Khái niệm này rất được người nghèo ưa thích vì đó là cơ hội để làm lung lay địa vị của giai cấp thống trị, là một sự bắt đầu mới. Ý tưởng này rất phổ biến trong suốt loạt động đất vào thời Edo.
Ý tưởng yo-naoshi cũng bao gồm hy vọng người nghèo sẽ thừa hưởng được sự giàu có của tầng lớp trên.
Lý giải cá da bơn – tín hiệu dự báo động đất
Cá da trơn có thể dài đến 11 mét, nhiều người tin đây là dấu hiệu của thảm hoạ. Khi ngư dân bắt được cá da trơn, họ sẽ lo sợ động đất hoặc sóng thần có thể xảy ra.
Cá da trơn ở Nhật được cho là “Thông điệp gửi tới từ cung điện của vị thần biển”. Cá này sống khoảng 1 km dưới mặt nước, và sẽ chìm xuống bề mặt khi bị bệnh hoặc chết. Vào năm 2010, có ít nhất 10 con cá da trơn bị mắc cạn, vài tháng trước trận thảm hoạ kép tháng 3 năm 2011, hại chết 19,000 người và phá huỷ nhà máy hạt nhân ở Fukushima.
Lý giải về mặt khoa học, các chuyên gia cho rằng các loài cá sống ở tầng sâu sẽ di chuyển đến vùng nước nông hơn khi chúng cảm nhận được sự thay đổi xung điện được tạo ra từ các chuyển động kiến tạo, có liên quan đến các đứt gãy trong lòng đại dương.
Mặc dù hệ thống cảnh báo thiên tai của Chính phủ Nhật có thể tạo cơ hội cho người dân di tản đến các khu tị nạn sớm, nhưng dân chúng vẫn tin vào các tín hiệu thiên nhiên như trên. Nhiều chuyên gia cũng cho rằng có đến 70-80% bờ Thái Bình Dương ở Nhật sẽ phải hứng chịu động đất trong 30 năm tiếp theo.
Kết quả của nghiên cứu này đã được công bố trên Bản tin của Hiệp hội địa chấn Hoa Kỳ.
Sacchan