Không chỉ có Haiku, tìm hiểu vào các loại thơ cổ của Nhật – Chính bạn cũng có thể trở thành thi nhân

Hiragana của tiếng Nhật có đặc điểm là thể hiện được cách phát âm rõ ràng của từng chữ. Từ Hiragana, người Nhật đã có thể viết ra những câu văn đầy chất thơ.

Ảnh https://wakadokoro.com/learn/日本人なら覚えたい和歌のグレイテスト・ヒッツ10/

Trong giới hạn 31 âm tiết, chia thành năm dòng với số lượng âm tiết ở mỗi dòng lần lượt là 5 – 7 – 5 -7 -7, người Nhật tạo ra những bài thơ thể hiện ý tình với con người và phong cảnh. Nếu bạn muốn sáng tác một bài thơ tình, bạn có thể dựa trên quy luật nói trên. Đây được gọi chung là Waka (Hoà ca).

Tuy nhiên Waka cũng có thể được sáng tác một cách phóng túng, tự do bởi nhiều người.

Chia làm 2 phần, một người sẽ làm nửa đầu theo cấu trúc 5 – 7 -5, sau đó một người khác tiếp ý thơ theo cấu trúc 7 – 7, tạo thành bài thơ hoàn chỉnh.

Cách làm như vậy gọi là Renga (連歌).

Làm thế nào để người phía sau có thể hiểu ý và tiếp nối được ý tình của người trước? Đó chính là một trong những điểm thú vị của Renga, ý thơ có thể thay đổi theo hướng mà cả người trong cuộc cũng không tưởng tượng ra.

Tuy nhiên sau đó, Waka chuyển biến thành thể thơ mà tác giả đặt tất cả tâm tình về 4 mùa vào nửa đầu của khổ thơ, đó chính là Haiku mà chúng ta đã quen thuộc. Dù rất ít âm tiết nhưng tác giả phải diễn tả được đầy đủ ý tứ về cảnh và tình, tăng độ khó lên rất nhiều.

Hãy cùng xem ví dụ nhé:

荒海や 佐渡に横とう 天の川
(あらうみや さどによことう あまのがわ)

Araumi ya Sado ni yokotou ama no gawa

Tạm dịch:

Biển động / Bắc ngang đảo Sado / Dải ngân hà.

Ảnh https://tenki.jp/suppl/y_kogen/2017/07/06/23951.html

Đây là bài thơ của bậc thi nhân Haiku, Matsuo. Quý ngữ (từ gợi liên tưởng đến mùa) trong bài thơ trên là “dải ngân hà”. Nhắc đến dải ngân hà như thể thấy mùa hè khi nhìn lên bầu trời.

Bên cạnh đó, bài thơ còn gợi cảnh bờ biển đảo Sado ở Nigata. Đó là một khung cảnh xinh đẹp, giao thoa giữa đại dương rộng lớn cùng dải ngân hà lấp lánh ánh sao. Bản dịch có sự khác biệt về mặt ngôn ngữ, vì vậy nếu bạn biết tiếng Nhật, hãy đọc to bài thơ thành tiếng.

Các âm tiết của bài thơ đúng theo cấu trúc 5 – 7 – 5 nên khi đọc thành tiếng sẽ tạo thành cảm giác như đang ngân nga một giai điệu.

Để làm thơ Haiku cần phải tuân theo niêm luật, chỉ trong số lượng từ giới hạn, tác giả bắt buộc phải cho vào đó quý ngữ để gợi đến một mùa. Vì vậy nếu là người thường rất khó có thể “xuất khẩu thành thơ” chuẩn Haiku.

Đó cũng là lúc thơ Senryu (川柳) ra đời.

Đây là một dòng thơ biến thể từ Haiku, giữ nguyên quy luật về âm tiết, thế nhưng không cần phải có từ chỉ mùa. Thế nhưng điểm hấp dẫn của Kawayanagi chính là ở ý thơ mang nhiều nghĩa châm biếm, ẩn chứa nụ cười kín đáo mà thâm thuý.

Dưới đây là một số ví dụ.

一戸建て 周りを見ると 一個だけ
(いっこだて まわりをみると いっこだけ)

Ikkodate Mawari o miru to Ikko dake

Tạm dịch

Căn nhà  riêng/ Nếu nhìn xung quanh / Mỗi một cái nhà

Ảnh https://www.picbear.org/tag/French Elegant

Ikkodate là căn nhà riêng (không phải căn hộ chung cư). Ở Nhật Bản, sở hữu nhà riêng là giấc mơ cả đời của nhiều người. Thế nhưng vấn đề là nhiều người làm cả đời để có nhà riêng, cuối cùng cũng sống cuộc đời cô đơn giữa cánh đồng hiu quạnh hay vùng núi hoang sơ. Đây là một cách châm biếm khá cay đắng.

Hay

いい夫婦 今じゃどうでも いい夫婦
(いいふうふ いまじゃどうでも いいふうふ)

Ii fuufu Ima ja dou demo Ii fuufu 

Tạm dịch

Vợ chồng đẹp đôi / Bây giờ sao mà chả được/ Vẫn cứ đẹp đôi

Ảnh https://www.picbear.org/tag/フレンチエレガント

Khi mới kết hôn, những người xung quanh thường khen rằng “Vợ chồng đẹp đôi quá”. Thế nhưng sau nhiều năm chung sống, họ dần mất đi cảm xúc cho nhau. “Dou de mo ii” có nghĩa là “sao mà chả được”, hay còn mang nghĩa tình cảm nguội lạnh. Cụm Ii fuufu (vợ chồng đẹp đôi) được nhắc lại 2 lần, nhưng sau khi bị ngắt ra bởi vế giữa đã mang ý nghĩa hoàn toàn khác nhau. Đó chính là điểm làm nên ý châm biếm cho bài thơ.

タバコより 体に悪い 妻の愚痴
(たばこより からだにわるい つまのぐち)

Tabako yori Karada ni warui Tsuma no guchi

Tạm dịch

Độc hại với cơ thể/ Hơn cả thuốc lá/ Là lời phàn nàn của vợ

Ảnh https://woman.excite.co.jp/article/lifestyle/rid_E1494559364201/

Ngày xưa việc hút thuốc lá bị quản thúc rất chặt do các tin đồn về vấn đề sức khoẻ. Thế nhưng độc hại hơn cả thuốc lá, đó chính là những lời phàn nàn của vợ. Nếu bạn cứ giữ nguyên ý này mà nói với vợ, chắc chắn sẽ bị mắng cho một trận. Thế nhưng nếu truyền đạt ý này bằng thơ, biết đâu lại khiến vợ phì cười.

Nếu bạn tự tin với tiếng Nhật của mình, sao không thử hoá thân thành thi nhân, xuất khẩu thành thơ xem nào !

Bạn sẽ là một nhà thơ trào phúng hay lãng mạn đây?

Kengo Abe

 

 

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: