Có phải người Nhật quá nhạy cảm với tiếng ồn?

Nhiều người cho rằng người Nhật có phản ứng hơi quá với tiếng ồn, có lẽ là dân tộc nhạy cảm với tiếng ồn nhất trên thế giới chăng?

Ảnh http://chunichieizo-tachi.blog.jp/archives/3663089.html

Ở trên tàu, không ai phát ra tiếng động nào, hiếm khi nghe thấy tiếng nói chuyện điện thoại. Thậm chí một người không thể nghe được âm thanh từ tai nghe của người ngồi ngay bên cạnh.

Trong một căn hộ, người ở tầng trên cố đi thật khẽ để người sống ở tầng dưới không thấy khó chịu. Họ là Ninja sao? Nếu nhà có trẻ con, họ sẽ lót tấm đệm ngăn tiếng ồn lên sàn nhà.

Ảnh https://www.renoco.jp/knowledge/213/

Tuy nhiên vẫn có một vấn đề liên quan đến tiếng ồn ở nước này.

Ảnh https://www.fnn.jp/posts/00049463HDK/201912181700_FNNjpeditorsroom_HDK

Đó là vấn đề liên quan đến chuông Chùa. Ngày xưa, chuông Chùa vang lên trong những khung giờ nhất định để thông báo thời gian. Nhưng hiện tại, vì ai cũng đeo đồng hồ nên chỉ có vào dịp năm mới hoặc những dịp đặc biệt mới có thể nghe được tiếng chuông Chùa.

Vào nửa đêm ngày 31 tháng 12, chuông Chùa sẽ vang lên từng tiếng, chậm rãi cho đến khi trời sáng. Đây được xem là âm thanh báo hiệu năm mới đến. Tiếng chuông này được gọi là Joya no kane (chuông giao thừa), sẽ vang lên tổng cộng 108 lần, nhằm xoá bỏ 108 nỗi muộn phiền của nhân loại.

Tuy nhiên, một ngôi Chùa ở Shizuoka đã chịu nhiều phàn nàn chỉ trích từ những cư dân sống lân cận, và phải xoá bỏ phong tục này vào năm mới 2004. Thế nhưng đến năm 2014, một số ý kiến cảm thấy không nên bỏ qua phong tục có từ lâu đời, nên thời gian rung chuông chuyển qua sáng ngày 31 tháng 12.

Tại sao nhiều người lại nhạy cảm với tiếng ồn như vậy? Lúc tôi còn bé (khoảng 40 năm về trước), chuyện này không khắt khe đến vậy. Có những ông lão vẫn to tiếng trên tàu điện, nhiều người vừa đi vừa nghe đài. Không ai phàn nàn về tiếng chuông Chùa, thậm chí chẳng ai để tâm đến tiếng ồn từ các nhà trẻ.

Âm thanh là thứ thuộc về tự nhiên, có những âm thanh trong ngưỡng cho phép của tai người, cũng có âm thanh khiến chúng ta khó chịu. Thế nhưng một số người Nhật khó chịu với cả những âm thanh bình thường nhất, như thế cái mà họ phản đối không phải chính âm thanh đó mà là sự tồn tại của thứ đã gây ra âm thanh.

Bên cạnh đó, ngay từ bé người Nhật đã được dạy rằng “Không được làm phiền người khác”. Nói chuyện to tiếng trên tàu điện có thể gây khó chịu cho người khác, nhưng tôi nghĩ nếu nói ở một mức độ thích hợp, để không ảnh hưởng đến ai thì vẫn được phép.

Có phải những người Nhật hiện đại đã và đang làm cho xã hội Nhật Bản ngày càng khó sống.

Dù thế nào đi nữa, nếu các bạn có dự định đến Nhật, hãy chú ý đến vấn đề tiếng ồn nhé !

 

 

Kengo Abe
Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: