Chính phủ Nhật Bản “tiếp tay” tuyên truyền sai lệch về “giấc mộng Bắc Triều Tiên”

Năm 1959 đến 1984, 93.000 người tin vào lời hứa hẹn một cuộc sống mới tại quê hương Triều Tiên. Mặc dù được gọi là thiên đường, họ vẫn phải chịu sự phân biệt đối xử, nghèo đói cùng cực và bị chối bỏ quyền tự do.

Ảnh: http://www.iza.ne.jp/kiji/politics/photos/191212/plt19121220160037-p1.html

Trước Chiến tranh thế giới lần thứ 2, Triều Tiên ( gồm Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc bây giờ) đã sát nhập vào Nhật Bản. Do đó, đã có rất nhiều người từ Triều Tiền đến Nhật Bản. Thế nhưng sau khi chiến tranh kết thúc, Triều Tiên đã tách ra thành 2 quốc gia độc lập là Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc. Nhiều người Triều Tiên đánh mất quốc tịch Nhật Bản nhưng vẫn còn ở Nhật.

Vì lẽ đó, Bắc Triều Tiên đã phát động chiến dịch giúp người Triều Tiên đang sống tại Nhật hồi hương.

Bắc Triều Tiên đưa ra thông báo : “Đây là thiên đường của thế giới”. Đã có trên 93.000 người Triều Tiên sống tại Nhật quay trở về đất nước.

Chờ đợi cái gọi là thiên đường nhưng thực tế lại giống như địa ngục.

Cụ Kojima trong bức ảnh này đã hợp tác với việc trở về Bắc Triều Tiên một cách thiện chí. Ba lần một tháng, phía Bắc Triều Tiên xuất bản các tờ báo liên quan đến việc kinh doanh tại quê nhà, chụp ảnh những người con trở về từ cảng Niigata với một nụ cười, theo đó là một bài báo nội dung tích cực, mong đợi sẽ có thêm nhiều người trở về.

Ảnh: http://www.chosunonline.com/site/data/html_dir/2019/12/13/2019121380113

“Rất nhiều người đã được cứu trợ để sau đó bị gửi thẳng đến địa ngục”.

Cho đến bây giờ cụ vẫn còn dằn vặt cảm giác tội lỗi và đau khổ. Nhưng đó không chỉ là vấn đề của riêng cụ Kojima.

Hiện tại, Nhật Bản không có quan hệ ngoại giao với Bắc Triều Tiên nên Chính phủ không thể giúp đỡ các nạn nhân. Do đó Hội Chữ Thập Đỏ chịu trách nhiệm giải quyết vấn đề. Chính phủ Nhật Bản cũng muốn giảm chi phí bảo hộ người Triều Tiên nên đã hợp tác tuyên truyền hình ảnh Bắc Triều Tiên là thiên đường thông qua những thước phim. Thế nhưng mục đích của Bắc Triều Tiên không giống với những gì được quảng cáo, mà nhằm lấy lực lượng lao động bị hao hụt trong Chiến tranh Triều Tiên.

Chịu ảnh hưởng từ những quảng cáo này, không chỉ người Triều Tiên là đến Bắc Triều Tiên mà còn hậu thế của những cư dân Triều Tiên tại Nhật Bản và khoảng 7000 người Nhật.

Hãy cùng nhìn vào một ví dụ cụ thể, cô Masami.

Masami được sinh ra ở Osaka vào năm 1960, là con thứ trong một gia đình mà cả cha và mẹ sống ở đảo Jeju, Hàn Quốc. Cô cảm động trước những quảng cáo và quay trở về Bắc Triều Tiên từ cảng Niigata, không có chút nghi ngờ. Ánh mắt cô hướng về phía đại dương xa xôi tràn đầy hy vọng.

Thế nhưng bầu không khí hoàn toàn thay đổi khi tàu cập cảng Bắc Triều Tiên, không có sự chào đón nào diễn ra cả. Anh trai của Masami thấy vậy, không muốn xuống tàu. Anh ta muốn quay lại Nhật Bản. Tất nhiên yêu cầu này bị bác bỏ ngay lập tức.

Đã 4 năm rưỡi kể từ khi hai người họ đến Nhật Bản. Masami được tìm thấy trong một bệnh viện tâm thần, đầu tóc rối bù, quần áo rách rưới. Cô cho biết không gặp anh mình trong thời gian dài cho đến khi được thông báo rằng anh đã qua đời. Dù vẫn được hưởng nền giáo dục tại Bắc Triều Tiên, nhưng Masami bị phân biệt đối xử, không một ai giúp đỡ. Cô đã cố gắng hết sức tốt nghiệp và trở thành một giáo viên thể dục sau đó. Tuy nhiên, cô bất ngờ nhận được cuộc gọi khẩn cấp từ trường đại học và bị ép làm một công việc khác, đó là giám định tử thi. Vào năm 1995, dưới ảnh hưởng của nạn đói, Bắc Triều Tiên đã mất đi 3 triệu dân.

Tuyệt đối không được tiết lộ công việc của mình

Masami cho biết cô cảm thấy rất bức bối với cuộc sống hiện tại. Cô bị cách chức và bị đày đến vùng núi, lý do vì cho một người mượn tiền. Cô chỉ cho những người cần thiết mượn, thế nhưng cả Masami, con gái và con trai của cô đều phải chịu đi đày như tù chính trị vì người đó đã đổi tiền sang ngoại tệ. Dù có giải thích như thế nào cũng đều bị từ chối.

Masami quyết định trốn khỏi Bắc Triều Tiên.

Vào lúc 5 giờ sáng ngày 1 tháng 12, năm 2000, Masami băng qua dòng sông ở Trung Quốc, khi đó nhiệt độ là -20. Cả tay và chân đều mất cảm giác, nhưng Masami vẫn phải di chuyển dù khi đó trời vẫn còn nhá nhem. May mắn thay, Masami đã được 3 người Trung Quốc cứu.

Thế nhưng địa ngục chưa kết thúc, khi Masami tìm đến Lãnh sự quán Hàn Quốc để yêu cầu giúp đỡ, cô bị lính gác đuổi đi. Sau đó, Masami được tha sau khi chi 150,000 Yên, đồng thời bị bán đến làm dâu tại một vùng nông thôn. Tại đó cô bắt đầu làm việc trong một căn tin trường. Bọn trẻ ở đó bị bắt làm con tin và phải làm việc trong một nhà máy mì.

Mọi chuyện thậm chí còn tồi tệ hơn.

Cô bị an ninh công cộng Trung Quốc bắt và bị trục xuất về Bắc Triều Tiên. Masami không muốn quay về, một lần nữa, cô lên kế hoạch bỏ trốn.

Lần này, cô tìm cách nuốt nhẫn, dây điện, nhựa,… bất kỳ cái gì được tìm thấy ở nơi trục xuất, thậm chí cướp kéo từ tay an ninh công cộng để tự đâm mình. Máu của người vô tội chảy tràn lan trên sàn….

Cái chờ đợi ở Bắc Triều Tiên là bạo lực và chết chóc. Từ Thiên đường, nạn nhân rơi xuống Địa ngục và không còn cách nào để trốn thoát. Giải pháp duy nhất chính là cái chết.

Nhưng Masami không chết. Sau đó, cô bị đưa về Bắc Triều Tiên, tiếp tục chịu đựng sự tra tấn dã man trong ngục tù. Gương mặt thất thần, đôi mắt đục ngầu, miệng đã mở ra sẽ không thể đóng lại được nữa.

Tuy vậy, Masami không từ bỏ. Cô lên kế hoạch trốn khỏi Bắc Triều Tiên một lần nữa vào năm 2003. May mắn thay, lần này cô có thể trở về Nhật Bản nhờ sự giúp đỡ của các NGO ở Nhật. Sau đó con trai và con gái của cô cũng được giải cứu.

Có khoảng 200 cuộc tẩu thoát về lại Nhật Bản giống như vậy. Các hỗ trợ nhập cảnh thường đến từ các tổ chức cá nhân, hiếm khi có sự ra mặt của Chính phủ Nhật Bản. Thậm chí Chính phủ Nhật Bản còn tiếp tay hãm hại những người này.

Vào tháng 6 năm 2008, Masami đệ đơn kiện tại Toà án Osaka chống lại Tổng hội Liên hiệp người Triều Tiên tại Nhật Bản vì những thiệt hại của mình. Đây là tổ chức những người Triều Tiên sống tại Nhật Bản, và cũng là những người đóng vai trò lãnh đạo trong việc đưa người trở về Triều Tiên. Đó là câu chuyện 50 năm về trước và Masami đã thua cuộc do hết thời hạn pháp lý.

Nếu như thành công, Masami có thể đưa bạn bè, người thân từ Bắc Triều Tiên trở về, nhưng không một ai lên tiếng đứng về phía cô. Trận chiến này vẫn đang kéo dài.

Cả Chính phủ Nhật Bản và truyền thông Nhật Bản, tôi cho rằng trách nhiệm trong vấn đề này không hề nhỏ.

Kengo Abe

 

 

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: