Rò rỉ phóng xạ Fukushima là nguy cơ hay cơ hội của sự sống?

Vào ngày 11 tháng 3 năm 2011, Vùng Tohoku Nhật Bản bị tấn công bởi trận thảm hoạ kép động đất, sóng thần gây thiệt hại nặng nề. Không những thế, người dân Nhật Bản còn phải nhận thêm cú sốc về vụ nổ hạt nhân ở tỉnh Fukushima. Những ký ức này khắc sâu vào tâm khảm mỗi người Nhật, trở thành nỗi đau thuơng không ai có thể lãng quên.

Ảnh https://www.facebook.com/pg/福島原発事故で放出された放射能の量を明らかにする会-423070197783597/posts

Bạn có còn nhớ bản tin kinh hoàng về sự việc nổ nhà máy hạt nhân những tưởng sẽ không bao giờ xảy ra không? Cho đến tận bây giờ, tại Fukushima vẫn có một số vùng bất khả xâm phạm trong vòng 10 năm do rò rỉ phóng xạ. Để có thể xác định tình hình tại những vùng đất cấm này, người ta thiết lập 120 Camera ở đó. Từ những chiếc Camera này có thể đưa hình ảnh ra bên ngoài, và công bố với toàn thế giới.

Video cho thấy hình ảnh hệ sinh thái phong phú tại những vùng xác định rò rỉ phóng xạ tại Fukushima. Khu vực này được phân chia thành 2 vùng: vùng hạn chế là vùng cho phép một số ít người được vào, còn vùng cấm là khu vực không ai được phép bước vào.

Nhìn toàn cảnh, động vật chủ yếu là Lợn rừng. Tuy nhiên số lượng Lợn rừng ở khu vực cấm nhiều gấp 2 lần ở vùng hạn chế, và nhiều gấp 3 lần so với các khu vực có nhiều người sinh sống. Ngoài Lợn rừng, Video còn thể hiện được nhiều loài động vật khác, chủ yếu đều tập trung tại các khu vực cấm.

Liệu có thể kết luận rằng khác với con người, cơ thể động vật thích ứng được với phóng xạ? Mặc dù phóng xạ được cho rằng sẽ gây tác động lên tế bào sống, thế nhưng hình ảnh ghi lại bằng Camera không chỉ ra bất cứ dị dạng, bệnh tật nào từ các loài sinh vật.

Tương tự như ý tưởng bộ phim “Công viên kỷ Jura” nổi tiếng, sự cố tại Fukushima cho thấy khả năng sinh tồn của các loài sinh vật. Rất nhiều loài sinh vật đang đối diện với nguy cơ tuyệt chủng, nguyên nhân phần lớn do con người. Hiện tại nhiều khu bảo tồn động vật hoang dã đã được xây dựng, nhưng có lẽ giải pháp thực tế hơn là cung cấp những khu vực ngăn cấm sự xuất hiện của con người.

Cùng sống trên địa cầu, phải chăng con người đang xâm chiếm tài nguyên của các loài sinh vật khác cho những mục đích ích kỷ? Gần đây, thiên tai và dịch bệnh xảy ra với số lượng lớn và ngày càng nghiêm trọng hơn, đã bao giờ chúng ta nghiêm túc nghĩ về những điều con người đã làm với Hành tinh không sớm thì muộn, sẽ không còn xanh nữa.

Kengo Abe

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: