Cuộc sống ở Nhật như thế nào trong thời kỳ bong bóng những năm 1980, 1990?

Hiện tượng bong bóng kinh tế (đôi khi còn gọi là “bong bóng đầu cơ”, “bong bóng thị trường”, “bong bóng tài chính” hay “speculative mania”) là hiện tượng chỉ tình trạng thị trường trong đó giá hàng hóa hoặc tài sản giao dịch tăng đột biến đến một mức giá vô lý hoặc mức giá không bền vững.

Cơ chế của bong bóng kinh tế thường được giải thích bằng một lý thuyết có tên là “lý thuyết về kẻ ngốc hơn”. Lý thuyết này giải thích hành vi của những người tham gia vào một thị trường với sự lạc quan thái quá (anh ngốc). Những anh ngốc này sẵn sàng mua những hàng hóa được định giá quá cao, với mong đợi sẽ bán được nó cho một tay đầu cơ tham lam khác (kẻ ngốc hơn) ở một mức giá cao hơn nhiều. Bong bóng sẽ tiếp tục phình to thêm chừng nào mà anh chàng ngốc này vẫn còn tìm được một kẻ ngốc hơn mình sẵn sàng mua những hàng hóa đó. Và bong bóng kinh tế sẽ kết thúc khi anh ngốc cuối cùng trở thành “kẻ ngốc nghếch nhất”, người trả giá cao nhất cho thứ hàng hóa được định giá quá cao và không tìm được người mua nào khác cho chúng, lúc đó bóng nổ.

Trường hợp của Nhật Bản, “Bong bóng” bắt đầu hình thành vào cuối những năm 1980 và khủng hoảng tài chính ở cực điểm năm 1997-1998. Bạn có muốn biết cuộc sống của những con người Nhật Bản vào thời kỳ đó như thế nào?

Một người trên trang hỏi đáp QUORA đã có câu trả lời khá thú vị với thắc mắc này.

“Bố của bạn gái tôi đã từng là một chàng trai trẻ sống trong thời kỳ đó. Đây là câu chuyện mà ông ấy kể cho tôi.”

Người này thậm chí còn sưu tập các hình ảnh, báo và sách về cuộc sống vào thời kỳ bong bóng.

Ảnh https://www.quora.com/What-was-it-like-to-live-through-Japans-bubble-economy-period-in-the-1980s-and-1990s

Vào thời điểm đó, Tokyo chính là thành phố “dát vàng”.

Ảnh https://www.quora.com/What-was-it-like-to-live-through-Japans-bubble-economy-period-in-the-1980s-and-1990s

Thậm chí nhà hàng còn bán loại Sushi được rắc vàng, bọc trong vàng.

Ảnh https://www.quora.com/What-was-it-like-to-live-through-Japans-bubble-economy-period-in-the-1980s-and-1990s

Các trung tâm mua sắm bán Socola bọc trong giấy vàng (để họ có thể bán với giá gấp 50 lần giá gốc).

Ảnh https://www.quora.com/What-was-it-like-to-live-through-Japans-bubble-economy-period-in-the-1980s-and-1990s

Ở Shijuku, hầu hết người đi bộ đều mặc trang phục và giày từ các thương hiệu nổi tiếng, đây là một nhân viên văn phòng bình thường mang giày của hãng John Lobb.

Những bà nội trợ đeo trang sức của Van Cleef & Arpels.

Ảnh https://www.quora.com/What-was-it-like-to-live-through-Japans-bubble-economy-period-in-the-1980s-and-1990s

Những người trẻ sành điệu chạy theo các hãng thiết kế đắt tiền.

Ảnh https://www.quora.com/What-was-it-like-to-live-through-Japans-bubble-economy-period-in-the-1980s-and-1990s

Trong những năm tháng đó, các sinh viên mới tốt nghiệp, không cần biết họ là ai, học lực ra sao, sẽ được nhận bởi trung bình 5 công ty. Các công ty “phô diễn” sự giàu có để giữ người. Những công ty lớn sẽ cho nhân viên của họ ở trong các khách sạn suối nước nóng cao cấp để phòng trường hợp nhân viên nhảy việc.

Ảnh https://www.quora.com/What-was-it-like-to-live-through-Japans-bubble-economy-period-in-the-1980s-and-1990s

Phí phỏng vấn sẽ được hoàn trả. Sau khi được nhận, ứng viên sẽ được nhận phần thưởng tiền mặt. Nếu ứng viên đó tốt nghiệp từ trường hàng đầu, công ty sẽ cho người đó ở trong căn hộ cao cấp, cấp cho xe nhập khẩu và set trang phục của hãng Armani.

Các thực phẩm nhập khẩu cao cấp như Trứng cá muối trở thành mặt hàng phổ biến.

Ảnh https://www.quora.com/What-was-it-like-to-live-through-Japans-bubble-economy-period-in-the-1980s-and-1990s

Vì vậy, cũng rất bình thường khi đặt sườn Tokujo cao cấp cho bữa tiệc cuối năm.

Người Nhật chi rất nhiều tiền cho rượu ngoại cao cấp: Louis XIII, McCarran, thậm chí uống không phải để thưởng thức mà là để say.

Ảnh https://www.quora.com/What-was-it-like-to-live-through-Japans-bubble-economy-period-in-the-1980s-and-1990s

Nếu bạn đến quầy rượu và gọi Sake loại thường, bạn sẽ bị nhân viên phục vụ khinh thường. Đường phố đầy những người cầm tiền giấy mệnh giá lớn để vẫy Taxi, mặc dù phí Taxi rất đắt, họ vẫn chọn bắt Taxi về nhà ở vùng ngoại ô thay vì phương tiện công cộng. Thêm vào đó, tài xế mới là người chọn chở ai bằng cách đánh giá xem ai sẽ cho họ nhiều tiền hơn.

Ảnh https://www.quora.com/What-was-it-like-to-live-through-Japans-bubble-economy-period-in-the-1980s-and-1990s

Sau giờ làm, hình thức giải trí phổ biến của các nhân viên công sở bình thường là đi Bar, nhảy Disco, uống rượu,…Vào cuối tuần, họ đi chơi Golf hoặc trượt tuyết. Nhìn chung, dù có đi đâu thì mức phí chi trả lên tới hàng nghìn đô la.

Bay đến Hawaii hay Bali để tổ chức lễ cưới hoặc hưởng tuần trăng mật cũng là chuyện bình thường.

Vào những năm này, đồng Yên làm tăng giá cổ phiếu và giá nhà đất. Trong điều kiện đó, ai cũng trở thành nhà đầu tư, đầu cơ. Mọi người đổ xô ra nước ngoài mua túi da và kim cương. Vấn đề cổ phiếu và giá nhà đất ngày càng nóng cho đến khi giá nhà đất ở Tokyo đủ để mua toàn bộ nước Mỹ.

Một cuộc sống xa hoa như vậy, báo hiệu những điều tồi tệ, khó khăn sắp đến khi bong bóng cuối cùng cũng nổ.

 

Sacchan
Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: