Ly hôn ở Nhật phiền phức như thế nào? Cần phải giàu mới dám ly hôn?
Hai người yêu nhau tiến tới hôn nhân là chuyện rất bình thường. Tuy nhiên hiện nay, tỷ lệ ly hôn của các cặp đôi ở Nhật là 35%. Bạn có biết chuyện gì xảy ra khi bạn quyết định ly hôn ở Nhật Bản không?.
Đầu tiên là sự thay đổi tên họ.
Ảnh https://www.w-us.co.jp/html/page07y.html
Người Nhật rất coi trọng gia đình, do đó nếu đã về chung một nhà bắt buộc phải cùng chung một họ. Trong nhiều trường hợp, người vợ sẽ đổi sang họ của chồng. Trong trường hợp ly hôn, phần lớn sẽ quay lại với họ của mình. Không đơn giản như vậy, bạn phải đổi cả giấy phép lái xe, hộ chiếu, tên trên thẻ công ty, … vô cùng phiền phức.
Quy trình hoà giải xét xử phức tạp.
Ảnh https://style.nikkei.com/article/DGXZZO46888710T00C19A7000000/
Theo đúng quy trình, hai bên sẽ tiến hành hoà giải. Nếu hoà giải thất bại sẽ tiến hành ly hôn. Tuy vậy, khi xảy ra tranh chấp liên quan đến con cái hay tài sản sẽ phải diễn ra phiên toà xét xử. Cả hai bên sẽ phải thuê luật sư, chưa kể đến người điều tra xem bên nào mới xứng đáng dành phần thắng. Nếu kết quả phiên toà không như ý muốn, nhiều trường hợp bên thua sẽ kháng án. Do đó quá trình xét xử có thể kéo dài đến nhiều năm liền.
Vấn đề quyền và nghĩa vụ với con cái
Ảnh http://kdkits.jp
Nếu hai vợ chồng có con chưa thành niên sẽ phát sinh vấn đề ai sẽ là người nuôi con. Ly hôn có nghĩa là sống riêng, do đó cần xem xét đứa trẻ sẽ sống cùng bên nào. Sẽ có tổ chức điều tra làm rõ các vấn đề liên quan đến khả năng tài chính cũng như năng lực cung cấp môi trường phù hợp để nuôi dưỡng đứa trẻ. Tất nhiên cả ý muốn cá nhân của đứa trẻ cũng phải được thông qua, do đó đứa trẻ sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ trước quyến định ly hôn của bố mẹ.
Phân chia tài sản
Ảnh https://gentosha-go.com/articles/-/3709
Theo Luật Nhật Bản, các tài sản xây dựng dưới danh nghĩa vợ chồng được chia đôi. Nếu là tiền mặt có thể chia một cách dễ dàng, thế còn nhà thì sao? Bán căn nhà đi sau đó chia đôi, hay là người có quyền sở hữu nhà sẽ phải trả lại 1 nửa số tiền theo định giá?
Ngoài ra nếu người chồng là chủ doanh nghiệp, sở hữu cổ phiếu thì số cổ phiếu cũng là đối tượng để chia tài sản.
Chi phí nuôi con
Ảnh http://kdkits.jp
Thông thường toà án sẽ phán quyết quyền nuôi con thuộc về người mẹ. Tuy nhiên với người cha, hằng tháng đều có nghĩa vụ cung cấp một khoản tiền nuôi con nhất định cho bên kia. Khoản tiền này phụ thuộc vào thu nhập cá nhân cũng như tuổi của đứa trẻ. Trong trường hợp trẻ chưa đủ 14 tuổi, với thu nhập 3,000,000 Yên sẽ phải trợ cấp từ 20,000 đến 60,000 Yên mỗi tháng.
Nếu thu nhập là 8,000,000 Yên thì số tiền chu cấp mỗi tháng từ 80,000 đến 140,000 Yên mỗi tháng. Còn phụ thuộc vào số lượng con của hai vợ chồng, nhưng khoản tiền đó khá lớn.
Tiền bồi thường
Ảnh https://machicon.jp/ivery/column/46956
Theo lý mà nói thì bên đòi ly hôn sẽ phải chi trả khoản tiền bồi thường này, nhưng trong đa số trường hợp, người chồng sẽ phải trả. Vấn đề tiền bồi thường được phán xét dựa trên nguyên nhân ly hôn và thu nhập của hai bên. Khoản tiền bồi thuờng cơ bản là 500,000 đến 1,000,000 Yên, trong trường hợp ngoại tình thì tiền bồi thường từ 2 triệu đến 3 triệu Yên.
Lúc nghĩ đến ly hôn, nhiều người đã có đối tượng tiếp theo rồi. Thế nhưng nếu để bị lộ sẽ phải đóng tiền bồi thường nhiều hơn. Trường hợp này thường xảy ra với nam giới. Cũng có trường hợp phía nữ là bên ngoại tình, nhưng ngay cả khi ấy, những người xung quanh thường sẽ phán xét “Là nam giới mà không chịu tiền bồi thường, không thấy nhục à”.
Tôi cho rằng vấn đề ly hôn ở Việt Nam cũng gặp phải những vấn đề kể trên, thế nhưng trong trường hợp Nhật Bản, bạn cần phải có thật nhiều tiền mới dám đề nghị, hay ký vào tờ giấy ly hôn.
Bảo sao giới trẻ Nhật thường cảm thấy áp lực khi nói đến vấn đề hôn nhân.
Kengo Abe