Theory về ý nghĩa khó đoán của bài hát “Ớt chuông đỏ” – Kenshi Yonezu

Bài hát “Ớt chuông đỏ” (Paprika) của Kenshi Yonezu là ca khúc cổ động cho Olympics 2020, được rất nhiều người không những ở Nhật mà trên toàn thế giới yêu thích do chất nhạc dễ nghe, nhẹ nhàng, chạm đến lòng người.

Tuy nhiên đã có nhiều thắc mắc đặt ra liên quan đến ca từ của bài hát. Tại sao đầu đoạn cao trào lại xuất hiện cụm từ “hallelujah”? Ngoài ra còn rất nhiều điều tinh tế khác trong ca từ bài hát, ví dụ như câu hát nổi tiếng trong phần điệp khúc “Ớt chuông đỏ – Khi những bông hoa bắt đầu bung nở”

Ở Nhật, “paprika” là tên gọi chung cho nhóm thực vật capsicum annum với đại diện là Ớt chuông đỏ. Dù dòng thực vật này thưởng nổi tiếng với quả, nhưng chúng cũng có hoa màu trắng rất đẹp.

Blogger Nobuhiko Izumi đã chia sẻ suy nghĩ của mình về ca từ bài hát. Trong bản tiếng Nhật viết là “hana ga saitara” (Khi hoa nở…). Bất ngờ rằng, “Hana wa Saku” cũng là tên ca khúc từ thiện để tưởng nhớ về những nạn nhân của Đại thảm hoạ kép năm 2011 ở vùng Đông Bắc Nhật Bản.

Bài hát này được viết từ quan điểm những người đã khuất trong thảm hoạ. Hãy nhớ điều này, nghe lại Paprika, chúng ta có thể mường tượng trong đầu rằng ai đó đang hát lên từ nắm tro tàn, bảo rằng xin đừng đau lòng, họ đã tìm được nơi thuộc về mình. Hãy để trái tim bạn được an ủi !

Ngoài ra, hình ảnh cánh đồng cỏ đầy nắng thường tượng trưng cho Thiên đường trong quan niệm của người Nhật.

Thế còn mối liên hệ với hoa Ớt chuông đỏ thì sao? Để giải thích điều này Nobuhiko Izumi đã dẫn ra ý nghĩa biểu tượng của loài hoa này. Người Nhật cho rằng mỗi loài hoa đều tượng trưng cho một điều gì đó, gọi là hanakotoba (lời của hoa). Nếu hoa Thuỷ tiên đại diện cho sự tôn trọng, hoa Ly biểu trưng của quyền quý thì hoa Ớt chuông đỏ truyền tải thông điệp “Tôi sẽ không bao giờ quên bạn”.

 Blogger còn chơi thử đoạn nhạc phổ của bài hát trên Piano. Đoạn đầu tiên viết chủ yếu dựa trên giọng F#m, được nhà soạn nhạc người Đức Johann Mattheson mô tả là “tiếng than thở, ảm đạm”. Thế nhưng khi chuyển sang điệp khúc, bài hát được chuyển về giọng F# như một “tiếng thờ phào nhẹ nhõm”.

Đó là lý do bạn có thể vừa cảm nhận giai điệu u ám, buồn thương lẫn trong trẻo, sáng sủa trong bài hát này.

Thế nhưng, trong Video hướng dẫn vũ đạo cho ca khúc còn có một động tác mang tên Yurei (hồn ma trong tiếng Nhật).

https://www.youtube.com/watch?v=hjUykdo1l_w&feature=emb_err_watch_on_yt (nhấp vào Link để xem trên Youtube của NHK).

Tuy nhiên, khi được phỏng vấn về ý nghĩa bài hát, Yonezu không đề cập gì đến những lớp nghĩa trên. Anh chỉ cho biết bài hát thể hiện những ký ức của mình về việc lớn lên ở vùng nông thôn Nhật Bản. Đồng thời, nhiều người gán ghép ý nghĩa cái chết vào các tác phẩm nghệ thuật. Từng có những bài phân tích về lớp nghĩa ẩn chứa của “Hàng xóm tôi là Totoro” hay Pokemon cũng có liên quan đến cái chết. Tò mò về thế giới bên kia cũng là một phần bản chất con người.

Thế nhưng Theory này cũng không phải là không hợp lý. Không thể nào có quá nhiều sự trùng hợp từ nhạc, lời, vũ đạo cho đến cả ngày phát hành như thế. Nếu quả thật Yonezu đã cố tình thêm lớp nghĩa sâu sắc này vào một ca khúc dành cho thiếu nhi thông thường, anh ấy quả là thiên tài.

Bạn nghĩ sao về Theory này?

Sacchan
Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: