Nhóm 5 người – Nguồn gốc của lối sống vì cộng đồng của người Nhật

Nhật Bản là một dân tộc rất yên tĩnh, nhưng cũng thiếu quyết đoán. Không thể đánh giá những nét tính cách này là tốt hay xấu, nhưng có một đặc trưng tính cách mà người Nhật nào cũng có. Đó là sống vì cộng đồng. Không phải ngẫu nhiên mà người Nhật mang trong mình đặc trưng này. Tất cả đều có gốc rễ từ xa xưa.

Những người Nhật xung quanh bạn có giống như vậy không?

Có một điều luật đã trở thành cơ sở tại Nhật. Dù tại mỗi thời tên luật sẽ thay đổi, tuy vậy nhìn chung vẫn giữ ý tưởng chính là “Nhóm 5 người”. Luật này có từ 1500 năm về trước, sẽ giải thích cho các bạn về tính cách đặc trưng của người Nhật.

Ngày xưa có luật về vật cống, tóm lại là giống luật thuế ngày nay. Vật cống có thể là tiền hoặc gạo, trả cho chính phủ. Nếu không có luật về vật cống thì giai cấp thống trị khó có thể tồn tại, chính vì thế luật này vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, đứng về quan điểm của người phải nộp cống, tất nhiên có phần không tự nguyện. Đó là lý do nhiều người nói dối rằng không đủ lương thực để trốn nộp cống. Ngày nay cũng có nhiều người dùng cách này để trốn thuế.

Vấn đề kiểm tra không được chú trọng nên nhiều người cứ thế mà trốn cống thuế. Vì vậy mà quy tắc 5 người ra đời.

Cứ 5 gia đình sống cùng nhau trong một làng sẽ lập thành một tổ hợp. Nếu một gia đình làm sai, cả 5 gia đình đều phải chịu phạt. Do đó dù chỉ 1 người làm sai thôi 4 người còn lại đều bị ảnh hưởng. Mô hình này tạo ra thói quen tự quản.

Ảnh https://twitter.com/dj__nobunaga/status/898426974682488834

Không chỉ về vấn đề cống thuế, đã có thời Nhật Bản bài trừ Ki tô giáo. Nguyên nhân tại sao lại bài trừ sẽ được giải thích ở một bài khác nhưng nhờ mô hình 5 người này mà những người âm thầm cầu nguyện sẽ nhanh chóng bị phát giác.

Mô hình này cắm rễ trong xã hội Nhật Bản từ rất lâu, dần dần hình thành nên thói quen không làm phiền đến hàng xóm cũng như những người khác trong nhóm.

Vào thời kỳ Chiến tranh thế giới thứ 2, mô hình này đổi tên thành mô hình nhóm bên cạnh. Một nhóm gồm 5-10 gia đình sẽ hợp tác với nhau để tăng gia sản xuất, cung cấp lương thực cho chiến trường. Ngoài mục đích này, việc lập nhóm còn nhằm mục đích phát hiện gián điệp.

Sau chiến tranh, mô hình này cũng thay đổi, tuy nhiên sự liên đới trách nhiệm này vẫn còn tồn tại đến tận ngày nay.

Có lẽ cũng vì thế mà một nhóm thường có số lượng thành viên là năm.

Ảnh https://japaneseclass.jp/dictionary/%E4%BA%94%E4%BA%BA%E7%B5%84

Tôi từng hoạt động trong đội bóng chuyền khi còn đi học. Khi đó một Senpai của đội hút thuốc, nhưng không chỉ Senpai đó mà cả đội đều phải chịu phạt.

Chính vì sự liên đới trách nhiệm này mà người Nhật mới có thể sống đoàn kết cùng nhau. Nhưng suy cho cùng bảo vệ tập thể cũng là một cách để bảo vệ cá nhân.

 

 

Kengo Abe
Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: