Tại sao Nhật Bản từng “truy cùng diệt tận” tín đồ Kito giáo?
Tôn giáo chính của nước Nhật là Shinto (Thần đạo). Những ngôi Đền ở Nhật chính là biểu tượng của Thần đạo. Thần đạo tin rằng “Vạn vật hữu Thần”, Thần tồn tại trong mọi sự vật của tự nhiên.
Vì vậy Thần đạo mâu thuẫn với lý thuyết của Thiên chúa giáo và Hồi giáo, chỉ tôn thờ một vị Thần. Sự xung đột này là nguyên nhân của nhiều cuộc chiến, bài trừ tôn giáo từ trước đến nay.
Thêm vào đó, vì Phật giáo cũng là đa thần nên vẫn được chấp nhận tại Nhật. Trở lại với vấn đề bài trừ Kito giáo, do bị cấm nên các tín đồ của Kito giáo phải cầu nguyện bí mật. Nhưng nếu bị phát hiện sẽ bị tra tấn và xử tử.
Tại sao phải “truy cùng diệt tận” như vậy? Bắt đầu từ sự kiện một con tàu khởi hành từ Philipine đến Tây Ban Nha bị trôi dạt đến Nhật vào năm 1596.
Người đứng đầu nước Nhật lúc bấy giờ là Hideyoshi Toyotomi rất có hứng thú với người nước ngoài. Sau khi nghe tin liền nhanh chóng đến tiếp đón. Ông là một nhà lãnh đạo thông minh, nhanh chóng nhận ra mục đích thật sự đằng sau hàng động truyền giáo tưởng chừng vô hại. Tại sao lại cử nhiều mục sư đến truyền giáo như vậy, mục đích không chỉ để mở rộng số tín đồ cho Kito giáo, mà phía Tây Ban Nha muốn sử dụng tôn giáo như công cụ để thống trị.
Hideyoshi Toyotomi sau khi nhận ra điều đó vô cùng tức giận. Ông tập hợp 26 tín đồ Kito giáo lúc bấy giờ lại và xử tử hình. Trong 26 người có 6 người nước ngoài và 20 người Nhật, 2 trong số đó là những cậu bé mới 12, 13 tuổi.
Ảnh https://mag.japaaan.com/archives/73760
Kể từ đó, sự đàn áp diễn ra rất khốc liệt. Những nhà thờ ở Nagasaki hết lần này đến lần khác bị phá hoại. Chính quyền sử dụng công cụ này để phát hiện tín đồ Kito giáo.
Ảnh https://mag.japaaan.com/archives/73760
Trên tấm bảng đồng này khắc hình Chúa Giê Su, nếu không theo Kito giáo chắc chắn không ngần ngại dẫm lên. Những ai chần chừ trước tấm bảng đồng này đều bị kết án là tín đồ Kito giáo và bị xử tử.
Vào năm 1637, một cuộc nổi dậy đã nổ ra với quy mô 37,000 người tham gia. Thời điểm đó, Amakusa Tokisada, người lãnh đạo mới 16 tuổi.
Ảnh https://mag.japaaan.com/archives/73760
Cuộc nổi dậy kéo dài 88 ngày, với kết cục tất cả những người tham gia đều bị thảm sát.
Nhiều người sẽ cảm thấy cách làm này rất tàn bạo và độc tài. Tuy nhiên có một sự thật rằng đa số các quốc gia tiếp nhận Kito giáo vào lúc bấy giờ đều trở thành thuộc địa. Nhật Bản vẫn giữ được nền độc lập.
Nước thống trị sử dụng súng để đàn áp các quốc gia thuộc địa. Vũ khí mang tính sát thương cao, có khả năng bắn tầm xa, âm thanh lớn, khiến cho ai nấy đều phải kinh sợ.
Ảnh https://item.rakuten.co.jp/v-road/774046/
Hideyoshi Toyotomi đã mua lại 2 khẩu súng này, sau đó sao chép thành 500,000 khẩu súng và biến Nhật Bản trở thành nơi trữ nhiều súng nhất thế giới. Không chỉ sao chép Nhật Bản còn cải tiến, khắc phục những yếu điểm của phiên bản gốc, điều này khiến các quốc gia châu Âu phải e ngại.
Vào thời điểm này, Tây Ban Nha và Bổ Đào Nha chia thế giới ra làm 2 phần. Nhờ vào chính sách triệt để của Toyotomi Hideyoshi mà Nhật Bản không bị chia cắt, quyền lực của nhà Tokugawa được giữ vững. Tuy vậy, những tín đồ đáng thương của Kito giáo đã hy sinh để giữ nền độc lập mà chính bản thân họ cũng không biết.
Tôi vẫn cho rằng việc tàn sát một người do tôn giáo của họ là điều không nên làm.
Kengo Abe