Chuông báo động cho tình trạng “bám váy mẹ” của thanh niên Nhật Bản
Theo quy trình phát triển bình thường của một đứa trẻ, khi chúng mới sinh ra sẽ cần đến sự chăm sóc của mẹ. Khi trẻ đến tuổi dậy thì sẽ có những dấu hiệu chống lại bố mẹ. Đây là quy trình tâm lý bình thường chuẩn bị cho quá trình trưởng thành, tách biệt khỏi người thân. Để trẻ có thể trưởng thành độc lập và không lệch lạc trong suy nghĩ, quá trình giáo dục trẻ trước tuổi dậy thì của phụ huynh là rất quan trọng.
Tuy nhiên, gần đây, một vấn đề nổi trội mà nước Nhật gặp phải đó là ngày càng nhiều những “đứa trẻ lớn” từ chối rời khỏi mẹ.
Ảnh https://news.livedoor.com/article/detail/17860163/
Đây là trường hợp 1 nam sinh đã 18 tuổi nhưng lúc nào ra khỏi nhà cũng đi cùng mẹ. Cũng có phần kỳ lạ nhưng vấn được tính là ở mức độ nhẹ.
Thế còn trường hợp này thì sao?
Ảnh https://news.livedoor.com/article/detail/17860163/
Đây là một người đã 33 tuổi, tốt nghiệp đại học Tokyo, trường đại học hàng TOP của Nhật Bản. Đến tuổi này nhưng anh ta vẫn tắm chung với mẹ, thậm chí trang phục mặc trên người cũng là do mẹ chọn.
Tuy nhưng đó cũng không phải trường hợp tồi tệ nhất.
Ở Nhật có những cửa hàng cung cấp “dịch vụ người lớn” hợp pháp. Một anh chàng đã đi cùng mẹ vào đó. Được biết mẹ anh ta là người chọn nửa kia cho anh chàng, cũng sẽ là người bắt chuyện với cô gái.
“Con trai tôi chưa từng có bạn gái, tôi muốn cho nó chút tự tin”
-Bà mẹ nói với nữ nhân viên về tình trạng của con trai.
Bà thậm chí vào tận phòng và ngồi bên cạnh khi con trai làm chuyện đó với nữ nhân viên. Bà mẹ đưa ra những lời động viên đại khái như:
“Con ổn chứ? Cảm giác tốt không? Cố lên con nhé !”
Sau khi kết thúc, người mẹ lại nói:
“Con đã làm hết sức rồi”
Thế là hai mẹ con ôm nhau khóc.
Bạn không thấy bầu không khí này cực kỳ quái dị sao !
Nước Nhật đang rơi vào tình trạng trì trệ như vậy. Nhiều gia đình không tạo được môi trường tốt cho sự phát triển của trẻ. Có thể hiểu tâm trạng phụ huynh muốn bảo vệ con của mình, nhưng như vậy không phải quá nuông chiều con cái rồi sao. Thậm chí đứa trẻ cũng mất đi cảm giác muốn trường thành, muốn rời xa vòng tay cha mẹ và tự đưa ra quyết định riêng.
Sở dĩ có sự bao bọc quá mức này vì nhiều phụ huynh Nhật Bản muốn con mãi mãi là đứa trẻ đáng yêu, vâng lời cha mẹ. Nhưng họ không biết rằng làm như vậy là tước đoạt cơ hội được trưởng thành của đứa trẻ.
Dù muốn dù không thì có một sự thật không thể chối cãi, đó là cha mẹ không sống đời với con cái được. Đứa trẻ cần trưởng thành, cần độc lập, tách biệt khỏi cha mẹ để tự lực tồn tại trong xã hội.
Tất nhiên chẳng có cô gái nào muốn hẹn hò và làm vợ một người đàn ông chỉ biết “bám váy mẹ”, đúng không nào?
Kengo Abe