Không chỉ để xin lỗi – Ý nghĩa đằng sau những cái cúi đầu đặc trưng của người Nhật
Người Nhật không chỉ cúi đầu khi cần xin lỗi, họ còn cúi đầu để tỏ sự biết ơn, hay thậm chí lúc nghe điện thoại cũng cúi đầu. Điệu bộ này đối với người nước ngoài khá hài hước nhưng đối với người Nhật lại vô cùng tự nhiên, như đã thành thói quen.
Nếu bạn muốn sống tốt tại Nhật, hãy học cách cúi đầu như người bản xứ. Chỉ riêng hành động cúi đầu tưởng chừng đơn giản nhưng có tận 5 kiểu khác nhau.
1. 会釈 (Eshaku) – Cúi đầu 15 độ
Ảnh https://gimon-sukkiri.jp/bow/
Đây là kiểu cúi đầu đơn giản nhất, không mang ý nghĩa xin lỗi.
Ảnh minh hoạ có vẻ hơi cứng nhắc, nhưng đây là kiểu cúi đầu để chào hỏi nhau của người Nhật. Để thực hiện Eshaku, hãy cúi đầu tạo góc 15 độ. Sau khi ngẩng lên, nhìn thẳng vào đối phương và nói “Konnichiwa” (Xin chào!) với một nụ cười thật tươi. Khi nói nhớ gật đầu nhẹ một cái. Điểm mấu chốt chính là nụ cười.
Chú ý đừng cúi quá sâu, như vậy tạo cảm giác bạn đang hối lỗi chuyện gì đó, gây mất tự nhiên cho cả hai bên.
2. 黙礼 (Mokurei) – Cúi đầu 30 độ
Ảnh https://www.kyodo.co.jp/photo-archive/royalmarriage55/attachment/%C2%8B%C2%8Fe%C2%8C§%C2%82i%C2%94i%C2%8Dd%C2%92n%C2%82a%C2%96u%C2%97c/
Đây là cái cúi đầu im lặng.
Trong ảnh minh hoạ là hình ảnh Thiên hoàng cúi đầu trước các nạn nhân của thảm hoạ sóng thần động đất. Ý nghĩa của kiểu cúi đầu này trịnh trọng hơn kiểu đầu tiên, do đó cần cúi thấp hơn, khoảng 30 độ.
Bạn cũng có thể cúi đầu 30 độ để tỏ lòng kính trọng với người bề trên.
Chú ý cúi thật chậm rãi, sau khi hạ xuống 30 độ, giữ nguyên tư thế trong vòng 3 giây trước khi ngẩng đầu.
3. 目礼 (Mokurei) – Chào bằng mắt
Ảnh https://www.sojo-u.ac.jp/student_life/achievement/circle/athlete/kendo/
Đây là kiểu chào thường dùng trong môn Kendo (Kiếm đạo Nhật Bản).
Trước khi giao chiến, tuyển thủ hai bên cúi chào lẫn nhau để thể hiện sự tôn trọng, tuy nhiên mắt vẫn nhìn về đối phương.
Thể thao ngày nay không khắc nghiệt như trước. Tuy nhiên các môn võ thuật đều đã từng là những bộ môn đánh đổi cả sinh mệnh, nếu bạn rời mắt khỏi đối thủ, bạn có thể bị giết.
Ngoài ra, người ta cho rằng một anh chàng hấp dẫn có thể truyền đạt được ý nghĩa chỉ bằng cái nhìn, cũng chính là từ kiểu chào này.
4. 最敬礼 (Saikeirei) – Cúi đầu 45 độ
Ảnh https://allabout.co.jp/gm/gc/425624/photo/1517272/
Đây là kiểu cúi đầu phổ biến nhất, bao gồm cả hàm ý xin lỗi đối phương, kiểu cúi 45 độ. Cúi đầu như vậy rất cung kính.
Cúi đầu xuống thấp, đồng thời hóp bụng lại. Không phải vừa cúi vừa nói, mà nói “Moushiwakearimasen” (Thể lịch sự của câu “Tôi xin lỗi”) trước rồi mới cúi thấp đầu.
Cần cẩn thận đừng cúi thấp hơn 45 độ, vì đối phương có thể hiểu nhầm cái cúi đầu của bạn theo hướng bỡn cợt. Thậm chí cuộc cãi vả sẽ còn trầm trọng hơn.
Ảnh https://blog.opus21.net/post-0-523/
5. 叩頭 (Koutou) – Dập đầu tạ tội
Ảnh https://toyokeizai.net/articles/-/51561
Hay còn gọi là 土下座 (Dogeza) – Quỳ tạ tội. Đây là cấp độ cao nhất của các kiểu cúi đầu. Bởi vì đầu phải dập xuống đất nên không còn kiểu nào có thể thấp hơn được nữa. Nếu là thời xưa, sau kiểu này còn có nghi thức mổ bụng, nhưng ngày nay không còn nữa.
Chính vì sự nghiêm trọng của nó mà kiểu này rất ít được sử dụng. Bởi lẽ bạn phải phạm lỗi lầm rất nghiêm trọng mới cần dùng cách này để xin tạ tội. Tuy nhiên nếu phải dập đầu tạ tội đến lần thứ 2 sẽ giảm đi sự thành khẩn.
Tuy nhiên dạo gần đây, ngày càng nhiều người ỷ lại vào kiểu xin lỗi này.
Bạn đã hiểu các kiểu cúi đầu của người Nhật chưa nhỉ? Về vấn đề cúi đầu trong lúc gọi điện, đó không phải là quy tắc mà giống thói quen nhiều hơn. Chính bởi đã quá quen với việc cúi đầu nên khi nói lời “xin chào” hay ” xin lỗi’ ra miệng, người Nhật sẽ vô thức cúi đầu, dù đối phương không thể nhìn thấy.
Kengo Abe