Tại sao kiếm Nhật lại được cho là “Thiên hạ đệ nhất kiếm”?

Trước sự phát minh ra thuốc súng, kiếm là vũ khí được sử dụng nhiều nhất trên thế giới. kiếm có lịch sử riêng ở các quốc gia châu Âu và Trung Quốc, tuy vậy loại kiếm được ưa chuộng nhất ngày nay lại là Kiếm Nhật.

Kiếm Nhật có độ sắc bén khó tin, không gãy, không cong vẹo.

Nguyên hình của thanh kiếm này đã có từ 900 năm trước, 100 năm liên tiếp khẳng định được đẳng cấp cao. Bạn có biết điểm làm nên sự khác biệt của những thanh kiếm Nhật là gì không?

1. Thiết diện hình lục giác phức tạp

Ảnh https://togetter.com/li/936552

Mặt cắt của kiếm Nhật được làm theo phương pháp gọi là 鎬作り(Shinogidzukuri), tạo hình lục giác phức tạp, nhằm nâng cấp sức mạnh cho thanh kiếm.

2. Kết hợp nguyên vật liệu và quá trình rèn kiếm

Ảnh https://www.nikkei.com/article/DGXMZO89338520V10C15A7000000/

Nguyên liệu làm kiếm là 玉鋼 (Tamahagane), là loại sắt đặc biệt, tuân thủ theo quy trình rèn khác biệt với các loại kiếm thông thường, không bị pha tạp với lưu huỳnh với phốt pho là những chất khiến kiếm bị giòn, dễ gãy. Sau đó sẽ trộn với một số kim loại cứng khác để tăng độ linh hoạt cho kiếm.

Ngoài ra rèn kiếm theo phương pháp nhiệt luyện đặc thù. Làm nóng thép sau đó để nguội, lặp đi lặp lại quy trình này có thể giúp kim loại trở nên cứng hơn. Tuy nhiên kim loại cứng không chịu được va đập, dễ gãy hoặc bị cong. Chính vì vậy mà các thợ rèn kiếm Nhật Bản chỉ rèn cứng phần lưỡi kiếm.

Phần lưỡi thép được rèn đi rèn lại chính là phần cứng nhất của thanh kiếm, gọi là Hamon. Bộ phận này không chỉ đem lại sức mạnh cho thanh kiếm mà còn tạo được giá trị về mặt thẩm mỹ.

 3. Độ cong của kiếm

Ảnh https://www.clipstudio.net/oekaki/archives/151803

Cạnh sắc ngoài của kiếm Nhật sẽ hơi cong một chút với độ chính xác cao do lặp đi lại lại quá trình rèn kiếm đặc thù ở trên. Ngoài ra phần được rèn sẽ tăng thể tích, bên trong cũng đặc hơn. Nhờ đó mà kiếm Nhật có độ đàn hồi cao.

4. Trọng lượng nhẹ

Ảnh https://stonewashersjournal.com/2016/05/09/samuraivsknight/

Người Nhật trước kia có trọng lượng và vóc dáng thấp bé, họ không thể phá vỡ áo giáp đối phương nếu dùng vũ khí nặng như những thanh kiếm kiểu Âu được. Do đó mà họ nghĩ cách chế tạo một loại vũ khí vừa sắc bén, khó gãy, khó cong, nhưng đồng thời phải nhẹ.

Ngoài ra kiếm trọng lượng nhẹ còn có ưu điểm khiến đường tấn công nhanh gọn hơn. Nếu cùng vung kiếm một lúc, bên sở hữu vũ khí nhẹ hơn sẽ tấn công nhanh hơn.

5. Thần kiếm

Người Nhật tin vào “Đa thần” – có nghĩa là mọi vật đều có một vị Thần riêng, tương tự với kiếm Nhật. Đối với các Samurai, thanh kiếm không chỉ là vũ khí tự vệ, mà còn là linh hồn, là vị thần bảo vệ.

Không chỉ riêng Samurai mà những người rèn kiếm cũng có cảm giác tôn kính tương tự với thanh kiếm. Vì rèn kiếm bao gồm nhiều công đoạn phức tạp, có thể gọi thanh kiếm là công trình, báu vật của người thợ.

Thế nhưng cũng vì quá trình chế tạo phức tạp mà kiếm Nhật không thể được sản xuất số lượng lớn. Tất nhiên trong một trận chiến, những vũ khí với sức công phá lớn, đồng thời có thể sản xuất nhiều sẽ được chuộng hơn. Thế nhưng nếu là một cuộc chiến 1 đối 1 giữa những thanh kiếm xem kiếm nào lợi hại hơn, vị trí đầu tiên chắc chắn thuộc về kiếm Nhật.

Ngày xưa, các Samurai tôn sùng kiếm đến mức vào thời đại mà ở Nhật đã có súng vẫn có một vị Samurai tuyên bố “Samurai phải đánh nhau bằng kiếm”.

Trong thời bình, người ta ca ngợi nhiều hơn vào vẻ đẹp về hình thức của những thanh kiếm Nhật. Nhiều nhà săn lùng những thanh kiếm cổ để trưng bày. Hiện tại mỗi năm số lượng kiếm sản xuất bị giới hạn 24 thanh kiếm, thế nhưng việc sản xuất không ngừng lại.

Do đó có thể bạn sẽ sở hữu được một thanh kiếm Nhật trong tương lai.

Kengo Abe

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: