“Hội chứng Paris” không chỉ là căn bệnh vỡ mộng của người Nhật với Kinh đô ánh sáng !

Paris là tên thủ đô của nước Pháp, hay còn được mệnh danh là “kinh đô ánh sáng”.

Ảnh https://tabizine.jp/2017/10/27/154947/

Tuy nhiên hội chứng Paris lại không phải căn bệnh của người Pháp mà người Nhật mới chính là nạn nhân của hội chứng này. Người mắc hội chứng Paris thông thường là phụ nữ độ tuổi 20-30. Người mắc hội chứng có thể chưa từng một lần đến Paris.

Hội chứng Paris được xem là một phần của sốc văn hoá, thường xảy ra với những người không có khả năng thích nghi tốt với môi trường. Thực tế cho thấy những người sinh ra và lớn lên trong những gia đình giàu có thường dễ sốc văn hoá hơn khi ra nước ngoài.

Thế nhưng với những người chưa từng đến một quốc gia, thông tin mà họ biết được về quốc gia đó đến từ các phương tiện thông tin đại chúng (TV, sách báo, Internet,…).

Và đây là những gì mà truyền thông Nhật Bản vẽ nên về thành phố “hoa lệ” – Kinh đô ánh sáng Paris.

“Paris là nơi mà đi đâu cũng thấy đẹp

Người dân Paris ai cũng giống như người mẫu thời trang, khoác lên mình trang phục lộng lẫy

Tất cả mọi thứ ở Paris đều đạt chất lượng cao nhất”.

Nếu bạn đã từng đi nước này nước kia chắc cũng hình dung ra được không có quốc gia nào hoàn hảo như vậy. Tuy nhiên với những người ít xuất ngoại, ấn tượng này thật sự rất sâu sắc, vẽ ra một viễn cảnh quá mức tươi đẹp.

Và khi thực sự đặt chân đến Paris, dù nước này không đến nỗi tệ, nhưng so với những gì mà bạn được biết, chắc chắn không tránh khỏi khoảng cách giữa tưởng tượng và thực tế. Phần lớn sẽ có phản ứng ngạc nhiên, sốc, thậm chí không chấp nhận được.

“Đây không phải là Paris mà tôi biết !”

Tệ hơn, nhiều người bắt đầu trầm cảm, dần dần mất tự chủ về thần kinh, đi kèm với các triệu chứng thể chất khác như chóng mặt, toát mồ hôi lạnh, run rẩy, tim đập mạnh, khó thở,…nặng hơn là đau đầu, tiêu chảy.

Và tôi tự đánh giá mình là người mà tôi không thể chấp nhận Paris và tôi bị trầm cảm.
Trầm cảm tâm thần dẫn đến rối loạn chức năng tự chủ, với các triệu chứng khác nhau như chóng mặt, đổ mồ hôi lạnh, run rẩy các bộ phận của cơ thể, đánh trống ngực, giảm thông khí, sốt nhẹ, đau đầu và tiêu chảy.

Cách duy nhất để chữa hội chứng này là quay trở lại Nhật Bản, học cách chấp nhận sự thật.

Tuy nhiên, cụm từ “hội chứng Paris” này không chỉ dùng để ám chỉ riêng kinh đô ánh sáng. Một số người Nhật sau khi đến Việt Nam cũng gặp phải “hội chứng Việt Nam”.

Và nếu người Việt Nam đến Nhật, bạn cũng có thể gặp phải “hội chứng Nhật Bản”.

Bạn thấy đấy, quốc gia nào cũng có mặt tốt mặt xấu, không ở đâu là hoàn hảo. Bạn cần có cái nhìn đa chiều để bảo vệ bản thân khỏi các loại bệnh tâm lý gây ra bởi sốc văn hoá.

Kengo Abe

 

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: