Giả thiết – Tổ tiên của người Nhật và người Do Thái là một (qua phân tích ngôn ngữ)

Bạn có biết đất nước Isarel không? Quốc gia này nằm ở vùng Trung Đông, tuyên bố Jerusalem là thủ đô. Cư dân sống tại Isarel chủ yếu là người Do Thái, chủng tộc đã từng bị Đức Quốc xã thảm sát trong sự kiện Holocaust.

Bạn có bao giờ nghĩ rằng người Do Thái và người Nhật, sống ở hai vị trí địa lý cách xa nhau, có cùng tổ tiên không? Không thể nào, xét về ngoại hình, người Do Thái và người Nhật không có điểm gì giống nhau cả. Đây thực ra là vấn đề ngôn ngữ.

Giữa tiếng Việt và tiếng Nhật cũng có nhiều điểm chung, là vì đều chịu ảnh hưởng từ ngôn ngữ Trung Quốc. Thế nhưng về mặt lịch sử, Nhật Bản và quốc gia Do Thái không có mối giao lưu nào, do đó những điểm chung trong ngôn ngữ rất khó giải thích. Hãy cùng tìm hiểu sự tương đồng về ngôn ngữ của hai quốc gia nhé.

(Tiếng Do Thái dùng để so sánh trong bài này là ngôn ngữ được người Do Thái dùng trước kia).

Chữ cái tương đồng

Ảnh https://kurashi-no.jp/I0016644

Các bạn có thấy điểm giống nhau không? Hiragana và Katakana trong tiếng Nhật được hình thành do “bẻ gãy” ký tự Kanji của Trung Quốc. Nhưng tại sao lại có thể giống nhau đến thế?

Ngoài ra điểm thú vị có thể được thấy khi nhìn vào cách phát âm, chữ Do Thái có cách đọc được biểu thị bằng chữ cái Alphabet là “K” nhìn giống hệt chữ コ (Ko) trong tiếng Nhật. Ngoài ra N là ノ(No), TS có cảm giác như chữ ス(Su) lộn ngược, Sh giống với chữ シ(Shi) đảo.

Không chỉ phát âm mà nghĩa cũng có nhiều điểm tương đồng

Hoàng đế Nhật Bản từng được gọi là 帝(Mikado). Trong tiếng Do Thái, từ có cách đọc tương tự Mikado mang nghĩa “cao quý”.

Ngoài ra các Samurai – một trong những biểu tượng của nước Nhật theo tiếng Do Thái có có nghĩa là “bảo vệ”.

Không phải ý nghĩa cũng rất liên quan hay sao?

Lời của quốc ca

Ảnh https://kurashi-no.jp/I0016644

Quốc ca của Nhật Bản, bài Kimigayo có ca từ rất giống tiếng Do Thái. Những ai đọc được tiếng Nhật, hãy kiểm tra thử nhé.

Dù ý nghĩa khác với bản tiếng Nhật, thế nhưng bên cạnh cách phát âm tương tự thì ý nghĩa cũng rất rõ ràng.

Lời bài ca đánh cá của người dân Hokkaido

Ảnh https://kurashi-no.jp/I0016644

Soranbushi là bài hát được lưu truyền từ một làng chài ở Hokkaido. Bài hát này còn nổi tiếng bởi điệu nhảy mạnh mẽ mà bạn có thể thấy ở nhiều nơi. Tuy nhiên xét về ca từ, nửa đầu bài hát hoàn toàn vô nghĩa trong tiếng Nhật.

ヤーレン ソーラン ソーラン ソーラン ソーラン ソーラン。

(Jaren, Soran, Soran, Soran, Soran, Soran)

Cả Jaren và Soran đều không phải tiêngs Nhật, cũng không có chữ Hán tương ứng. Đến người dân địa phương cũng không rõ ý nghĩa những từ này là gì, tuy nhiên trong tiếng Do Thái có từ phát âm tương tự mang nghĩa là “Niềm vui ca hát”.

Phần sau của bài hát có thể được hiểu trong tiếng Nhật, nội dung chủ yếu về niềm vui khi bắt được nhiều cá, do đó có thể thấy ý nghĩa tiếng Do Thái suy ra từ nửa đầu ca khúc là có liên quan.

Cũng trong bài hát này, khoảng giữa ca khúc có xuất hiện những từ như ヤサエ (Yasae) エンヤン (Enyan), đều không thể lý giải được bằng tiếng Nhật, nhưng trong tiếng Do Thái lại mang nghĩa “Không gục ngã, không chịu thua, tiến về phía trước”.

Thuật ngữ được sử dụng trong môn đô vật Sumo

Ảnh https://kurashi-no.jp/I0016644

Mọi người chắc cũng biết Sumo là môn đô vật quốc dân chỉ có ở Nhật, tuy nhiên một số thuật ngữ dùng trong môn này lại không thể lý giải bằng tiếng Nhật.

Ví dụ どっこいしょ!(Dokkoisho), trong tiếng Do Thái là “Bước xuống đi, tên dị giáo”.

Ngoài ra từ Sumo khi đọc trong tiếng Do Thái có nghĩa “Tên của anh ấy”, ám chỉ Chúa. Cũng phải nói thêm là về nguồn gốc, Sumo là sự kiện thể hiện sự tôn kính với Thần linh.

Cổng Đền Tori cũng là tiếng Do Thái.

Ảnh https://hokkaido.press/sapocan/chuo-area/fushimi-inari-jinja/

Tori trong tiếng Do Thái có nghĩa là “Cổng”, quả nhiên có sự liên quan. Ngoài ra cổng Tori có màu đỏ, gợi đến phong tục sơn cổng nhà màu đỏ của người Do Thái cổ đại.

Lúc đầu tôi chỉ cho rằng đó là sự trùng hợp ngẫu nhiên, thế nhưng thật khó lý giải khi sự trùng hợp này là quá nhiều.

Mọi người nghĩ sao?

Kengo Abe

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: