Rã đông trong… tủ lạnh – Cuộc sống ở những “xứ tuyết” có lãng mạn như bạn nghĩ?

Sống ở Việt Nam, có lẽ bạn cũng thích một lần được nhìn thấy tuyết rơi nhỉ? Nhất là những bạn sống ở phía Nam. Tuyết rơi được khắc hoạ rất nên thơ trong các bộ phim truyền hình nước ngoài, nhưng thực tế lại không lãng mạn như bạn nghĩ.

Ảnh https://tabizine.jp/2017/10/21/153026/

Tuyết rơi dày, chất đống có thể làm tê liệt các chức năng của thành phố. Thế nhưng theo kết quả khảo sát các thành phố hơn 100,000 người sống ở vùng tuyết rơi dày đặt, 4 thành phố trong Top đều ở Nhật bản.

Bạn có thể tưởng tượng ra số lượng tuyết rơi ở những nơi đó như thế nào không? Các con số dưới đây sẽ đưa ra bức tranh cụ thể hơn.

Aomori, Sokayu (Aomori Kenpo Kayu): 17.28m
Hijiori, Yamagata: 16.17
Oizawa, Yamagata: 13.99m
Kenmon, Niigata: 13.62m

Hãy làm một phép so sánh nhé. 17m tương đương với một căn hộ 5 tầng. Bây giờ bạn đã hiểu cảm giác của những người sống ở vùng tuyết rơi mỗi năm chưa?

Trong 1 năm, lượng tuyết tại bang Washington ở Mỹ đạt kỷ lục 29.86m, thế nhưng nếu xét về trung bình thì các thành phố ở Nhật vẫn có tuyết rơi dày và thường xuyên hơn.

Cuộc sống ở những “vùng đất tuyết” như thế nào?

Đầu tiên, cào tuyết là hoạt động thường xuyên và quan trọng.

Ảnh https://sumaiweb.jp/articles/12128

Để có đường vào nhà, bạn phải cào tuyết ở lối vào cửa chúng và cửa thoát hiểm, ngoài ra tuyết trên mái nhà là nan giải nhất. Nhiều người chủ quan khi thấy tuyết rơi không nhiều, thế nhưng vào khoảng thời gian tuyết rơi liên tục, lượng tuyết chất trên mái nhà có thể làm sập nhà, do đó công việc cào tuyết trên mái phải được làm thường xuyên.

Bảo vệ tường và cửa kính.

Ảnh https://sumaiweb.jp/articles/12128

Dọn tuyết trước cửa nhà thôi là chưa đủ. Tuyết chất dày đến một lúc nào đó sẽ tạo áp lực làm vỡ cửa kính, nứt tường.

Trong bức ảnh ở trên, một lớp nhựa trong được dựng lên để bảo vệ. Độ dày của lớp nhựa này phải được đo đạc kỹ càng trước khi tuyết rơi để hạn chế áp lực.

Phòng tránh nước đóng băng

Ảnh https://matome.naver.jp/odai/2148430080178434901/2148431255384464003

Nhìn vào lượng tuyết rơi có thể đoán được rằng nhiệt độ đang xuống thấp đến mức nào, vì vậy phải nhanh chóng xử lý tình trạng nước đóng băng. Bình thướng nước chảy trong ống nước ở thể lỏng, nhưng khi bị đóng băng, làm tăng thể tích có thể gây vỡ ống nước.

Để xử lý tình trạng này, ở những vùng tuyết rơi dày, người ta sẽ cài đặt thiết bị giúp lưu thông nước chảy trong thời gian định trước. Khi nước lưu thông sẽ tránh được tình trạng đóng băng.

Xe dừng đột ngột

https://www.zurich.co.jp/car/useful/guide/cc-battery-trouble

Hiệu suất pin của xe hơi giảm khi nhiệt độ xuống thấp. Động cơ sẽ không thể hoạt động nếu bạn không dùng loại pin chuyên dụng

Đường đóng băng

Ảnh https://www.dogom.co.jp/items/heater/typem.shtml

Có người dọn tuyết trên đường để xe hơi và người đi bộ di chuyển. Tuy nhiên khi nhiệt độ xuống thấp, không thể tránh được việc đường đóng băng, gây trơn trượt.  Khả năng bị thương, tai nạn khi tham gia giao thông cũng tăng lên. Ở những nơi thường xuyên đối mặt với nạn tuyết rơi như Hokkaido, đường phố được thiết lập hệ thống sưởi để làm tan băng.

Rã đông trong… tủ lạnh

Ảnh https://miratomo.jp/article/4497

Thông thường bạn sẽ cho những thức ăn cần làm đông để bảo quản vào tủ lạnh, tuy nhiên ở những “xứ tuyết” hoàn toàn ngược lại. Nếu bạn để thức ăn ở phòng mà không có lò sưởi, thức ăn sẽ đông thành đá ngay. Những lúc như vậy để rã đông người ta thường cho thức ăn đó vào tủ lạnh.

Quả nhiên sống ở “xứ tuyết” không có gì vui vẻ, thế nhưng vẫn phải công nhận một điều là tuyết rất đẹp đúng không các bạn?

Ảnh http://quattropho.blog62.fc2.com/blog-entry-380.html

Kengo Abe

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: