Phương pháp giao tiếp với người “không cùng đẳng cấp”

Bạn đã bao giờ nói chuyện với một người và tự hỏi “Tại sao vấn đề đơn giản như vậy mà nói mãi người này vẫn không hiểu được?”.

Chà, nói chuyện với người không cùng đẳng cấp mệt mỏi lắm đúng không? Thế nhưng, lúc bạn đang nghĩ rằng người này thật ngốc nghếch, bạn có chắc những người xung quanh không nghĩ về bạn theo cách tương tự.

Có lẽ đã đến lúc định nghĩa lại về một người “ngốc nghếch”.

1. Người không chịu lắng nghe người khác.

Ảnh https://men-joy.jp/archives/463900

Đó là loại người chỉ toàn nói về bản thân mình. Kể cả lúc nghe người khác nói chuyện, họ cũng tìm cách chen chuyện đời của họ vào. Có lẽ những người như vậy không có hứng thú gì khác ngoài bản thân họ.

2. Người hành động theo ý mình

Không chỉ trong hội thoại, kể cả trong hành động cũng vậy. Có những người sẽ hành động một cách ích kỷ, không màng đến người khác, miễn là tốt cho mình. Những người này thiếu kỹ năng hợp tác, không để ý đến hoàn cảnh xung quanh.

3. Không chịu tìm hiểu, học hỏi, không biết mà giả bộ như biết

Không ai dám vỗ ngực bảo mình biết mọi thứ trên thế giới. Nhưng một người chịu lắng nghe, học hỏi, mở lòng với kiến thức mới sẽ được đánh giá cao hơn kẻ đã không biết gì mà còn “to mồm”, chưa kể thích xỉa xói người khác về thứ họ không biết, trong khi bản thân cũng chẳng tường tận.

Xung quanh bạn có ai mang các “phẩm chất” kể trên không? Dù có không thích ai đó, cũng có trường hợp bạn buộc phải giao tiếp với họ.

Khi đó hãy dùng phương pháp riêng để chứng tỏ đẳng cấp.

1. Mặc kệ

Ảnh https://men-joy.jp/archives/463900

Nếu bạn vì khó chịu mà bắt đầu soi mói, bới móc lời nói hành động của người đó thì quả là không hay. Tốt nhất là cứ mặc kệ. Một khi đã bắt đầu bực mình, bạn không thể điều khiển được chính mình, khi đó có khi lại tự biến bản thân thành kẻ ngốc.

2. Truyền đạt lại thông tin quan trọng bằng văn bản

Nếu một cuộc trò chuyện đã không có kết quả, có kéo dài cũng không đi đến đâu. Lúc này hãy note lại những ý chính muốn truyền tải, sau đó gửi Mail cho đối phương sau. Cãi cọ mâu thuẫn chỉ mất thời gian. Chưa kể lúc viết Mail bạn sẽ có nhiều thời gian để suy nghĩ về nội dung hơn, nhưng nhớ cẩn thận kẻo “tay nhanh hơn não” đấy nhé.

3. Giải thích tường tận và lịch sự

Người tinh tế sẽ luôn giải thích gấp 10 lần 1 điều mà người đó nói ra. Trong khi người “ngốc” dù có nghe 10 có thể cũng chỉ hiểu được 1.

Nếu bạn tự tin vào lập luận của mình, hãy dùng lý lẽ chặt chẽ để thuyết phục người đó. Lưu ý khi câu chuyện bắt đầu khiến bạn bực mình, cần lấy lại bình tĩnh ngay bằng cách quay lại cách đầu tiên.

Những người ngốc nghếch thường không nhận thức được chính mình. Chính vì vậy, khi bạn bắt đầu có những suy nghĩ như “Tại sao những người xung quanh mình ngốc quá vậy, tại sao họ không chịu hiểu ý của mình?”… Có lẽ bạn cũng nên dùng cái đầu lạnh để tự đánh giá lại bản thân.

Kengo Abe

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: