Câu chuyện về Asaemon Yamada – “tử thần” xử trảm hơn 200,000 người trong lịch sử Nhật Bản

Hiện tại Nhật Bản vẫn giữ án tử hình. Luật pháp Nhật Bản quy định hình thức tử hình là treo cổ. Tuy nhiên trong quá khứ có rất nhiều phương pháp khác. Phương pháp phổ biến nhất thời xưa là chém đầu.

Ngoài ra chắc mọi người cũng biết từ Seppuku (切腹) có nghĩa là mổ bụng, tuy nhiên cách này không chết ngay được. Người thực hiện nghi thức này sẽ phải chịu đựng sự thống khổ, đau đớn trong thời gian dài, sau đó sẽ có một người khác đến chặt đầu để kết liễu.

Ảnh https://mag.japaaan.com/archives/108158/切腹?img_list=1

Cổ là một bộ phận quan trọng của cơ thể, là phẩn chống đỡ cho đầu, chứa đựng não – cơ quan quan trọng nhất của cơ thể người. Chính bởi vai trò quan trọng này mà phần xương cổ rất to và chắc chắn. Để có thể chặt lìa đầu một cách dễ dàng, người châu Âu đã sáng tạo ra máy chém. Đây là một công cụ cồng kềnh và sắc bén.

Tuy nhiên, người Nhật chém đầu chỉ dùng kiếm. Không phải vì kiếm Nhật sắc bén mà vì kỹ thuật của đao phủ. Thế nhưng cũng có trường hợp đao phủ thất bại. Bạn hãy tưởng tưởng một người mổ bụng, đã phải chịu đựng biết bao đau đớn, chỉ chờ đến thời khắc nhận được nhát kiếm kết liễu… vậy mà lại thất bại. Đây chẳng phải là “sống không bằng chết” sao.

Chính vì vậy mà kỹ thuật của đao phủ là vô cùng quan trọng. Trong lịch sử Nhật Bản nổi danh một đao phủ có tên Asaemon Yamada.

Công việc ban đầu của Asaemon Yamada không phải là đao phủ, mà là người thử kiếm. Khi một thanh kiếm mới được đúc xong, trước khi giao cho tướng quân, cần phải có người kiểm tra độ bén cũng như các chức năng kiếm, đó chính là nội dung công việc thử kiếm. Và đối tượng thử kiếm chính là tử thi của tử tù. Tóm lại, công việc của Asaemon Yamada là kiểm tra độ bén của kiếm bằng cách chém lên cơ thể người chết.

Ảnh http://niwareki.doorblog.jp/archives/16118249.html

Công việc có mô tả đáng sợ là vậy, nhưng Asaemon Yamada là một người rất chuyên nghiệp. Chính vì vậy mà Asaemon Yamada được nhờ trở thành đao phủ. Yamada có thể chém đứt đầu phạm nhân chỉ bằng một nhát kiếm nhờ khả năng tìm đúng vị trí khớp nối của xương cổ. Không những thế, người này còn phát triển kỹ thuật lên một tầm cao mới khi để lại một mảnh da cổ đủ để đầu không rơi xuống đất mà treo lủng lẳng trên người tử tù.

Nếu vung kiếm quá cao, đầu sẽ rơi xuống. Đầu rơi xuống đất quá mạnh khiến phần mặt bị thương. Nếu tử tù là thường dân, không thành vấn đề, nhưng trong trường hợp chém đầu một Samurai cao quý đang thực hiện nghi thức mổ bụng, quy tắc này cần được xem xét đến để giữ gìn phẩm giá cao quý của Samurai đó.

Ảnh http://niwareki.doorblog.jp/archives/16118249.html

Ngoài ra còn lưu truyền câu chuyện chém đầu bằng 1 tay của Asaemon Yamada. Khi đó trời đổ cơn mưa lớn, Yamada một tay cầm dù che cho tử tù, tay còn lại vung một nhát kiếm, chém đứt đầu. Cho dù bạn không rành về võ sĩ đạo, nhưng qua câu chuyện này cũng có thể tưởng tượng ra người này phải có kỹ thuật điêu luyện đến mức nào.

Pháp trường ngày xưa hiện giờ là Suzukamori ở Shinagawa và Kodukabbara ở Senju, đến nay vẫn còn lại tàn tích.

Ảnh http://www.uraken.net/rekishi/reki-nihon012.html

Nói về gia tài của Asaemon Yamada, dù có tay nghề điêu luyện, nhưng công việc đao phủ không đem về cho ông nhiều tiền. Tuy nhiên Yamada vẫn là một người giàu có nhờ bán nội tạng thi thể như dược phẩm. Người thực hiện việc giải phẫu tử thi và lấy nội tạng cho Yamada là Sugita Genpaku, đây là tác giả của nhiều cuốn văn thư có đóng góp to lớn cho nền y học Nhật Bản thời kỳ đó.

Dù làm công việc nhẫn tâm, nhưng Asaemon Yamada vẫn là một con người. Bị ảnh hưởng tâm lý nghiêm trọng do tính chất công việc, Yamada trở thành một kẻ nghiện rượu, thường xuyên có những buổi tụ tập chơi bời ồn ào vào đêm khuya. Nói thêm, cái tên Asaemon Yamada là cái tên được truyền qua 9 đời nhà Yamada, không chỉ chính xác cho một cá nhân.


Ảnh http://bkmts.on.coocan.jp/yamada1.htm

Sau đó, việc thử kiếm và bán nội tạng cơ thể người bị nghiêm cấm, đồng thời chuyển phương pháp tử hình sang treo cổ, Asaemon Yamada đành phải rửa tay gác kiếm. Đến thời điểm đó, người này đã xử trảm hơn 200,000 người. Tại địa điểm thời đó là pháp trường hiện nay không dùng để thực thi án tử hình nữa, người ta đặt tượng Phật để cầu siêu cho các vong hồn người chết.

Kengo Abe

 

 

 

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: