Kyougi – Sự hồi sinh của vật liệu đóng gói kiểu truyền thống của người Nhật

Sushi, Sashimi là một trong những món ăn truyền thống của Nhật Bản đã được cả thế giới đón nhận. Cũng nhờ đó mà văn hoá ăn cá sống được phát triển rộng rãi. Đặc biệt khi đi ăn Sushi hay Sashimi, thực khách có xu hướng gọi nhiều loại để dễ dàng tận hưởng hương vị của từng món. Vậy nên việc bảo quản nhiều loại hải sản cũng một lúc là mấu chốt tạo nên hương vị thơm ngon cho món ăn.

Nhiều nhà hàng sử dụng cách bọc nhựa thực phẩm như hình để bảo quản cá. Có lẽ bạn cũng thường áp dụng phương pháp này.

http://blog.livedoor.jp/j1hawaii/archives/74866640.html

Màng bọc thực phẩm tạo ra nhờ công nghệ hiện đại. Vậy bạn có bao giờ tự hỏi ngày xưa, người Nhật làm thế nào để giữ gìn độ tươi cho cá?

Đó là nhờ một vật liệu gọi là Kyougi (経木). Người ta lấy một phần gỗ mang đi bào mỏng rồi phơi khô.

Ảnh: http://www.m-sugi.com/04/komachi04.htm

Nếu đã từng ăn món Takoyaki (bánh bạch tuộc nướng), chắc hẳn bạn đã nhìn thấy “chiếc đĩa” này!

Ảnh: https://japan-word.com/kyogi

Ngày nay người ta dùng nhiều cho việc in ấn, thế nhưng từ xưa Kyougi vốn được sử dụng như một chiếc dĩa ăn. Ngoài đựng cá, thịt, bạn còn có thể cho Onigiri (cơm nắm) lên Kyougi. Nếu để ý hơn nữa, đây cũng là chất liệu để làm nên hộp Bento truyền thống của người Nhật. Tuy nhiên, trải qua nhiều năm, tính tiện dụng và giá thành phải chăng của màng bọc thực phẩm dường như đã lấn át Kyougi. Thế mà, gần đây, khi các hoạt động giảm thiểu nhựa, bảo vệ môi trường tăng lên, Kyougi lại một lần nữa “sống lại” nhờ tác dụng diệt khuẩn và hấp thụ nước vừa phải.

Khi mua cá về, việc các chị em thường làm là rửa cá rồi dùng khăn giấy bếp thấm hết phần nước còn đọng lại, rồi quấn mạng bọc và cho vào tủ lạnh. Chính quá trình đó khiến vi khuẩn bắt đầu sinh sôi. Thêm vào đó, khăn giấy bếp thấm hút triệt để hàm lượng nước khiến cá mất đi độ ngon. Ngoài ra chính sự thay đổi nhiệt độ đột ngột từ nhiệt độ phòng sang tủ lạnh là yếu tố quan trọng giảm đi độ tươi của cá.

Nhật Bản sở hữu thiên nhiên trù phú nên người Nhật thường tận dụng những nguyên liệu hòa hợp với tự nhiên trong quá trình nấu nướng. Đó là lý do mà cơm Sushi trộn giấm (酢飯 – Sumeshi) thường đựng trong thùng gỗ gọi là Tarai. Cũng giống như các lý do đưa ra trên đây, gỗ giúp hút ẩm vừa phải nên giúp hạt cơm dẻo mịn và giữ cho giấm không rỉ ra bên ngoài.

Tuy nhiên, Kyougi cũng có nhược điểm. Vì không hút được hoàn toàn độ ẩm nên một phần nước trong thịt cá sẽ chảy ra và dễ làm tủ lạnh bám mùi. Vậy nên phương pháp tối ưu nhất là bọc Kyougi trực tiếp vào nguyên liệu sống, sau đó bọc thêm một lớp màng thực phẩm bên ngoài. Vậy là vấn đề được giải quyết.
Sự khác biệt giữa hai cách bọc này rất rõ ràng, vì vậy nếu bạn quan tâm hãy thử nghiệm ngay nhé!

Hiện nay Kyougi đang được sản xuất tại một nhà máy nhỏ như Video dưới đây.

Dù Nhật Bản là đất nước được duy trì bởi những công ty vừa và nhỏ. Nhưng những công ty này cũng không thể “thắng” được các đại doanh nghiệp hùng mạnh tồn tại nhiều đời nay ở xử sở Mặt Trời Mọc. Vì thế chiếm lấy hy vọng vực dậy Kyougi, đây có thể là cơ hội để nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ “phản công” và vươn mình mạnh mẽ.

Kengo Abe

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: