Mối lo ngại lớn nhất của Nhật Bản về Trung Quốc là gì?
Vì lý do chính trị và lịch sử, Nhật Bản trở thành kẻ thù của nhiều quốc gia. Có thể kể ra ở đây Trung Quốc và Hàn Quốc, tuy nhiên người Nhật đặc biệt nghiên cứu tỉ mỉ về Trung Quốc.
Người Nhật lo ngại gì về Trung Quốc? Đương nhiên là tiềm lực kinh tế khủng khiếp của quốc gia này, đã đẩy nước Nhật xuống hạng thứ 3 về kinh tế trên thế giới.
Ảnh https://www.kurehanosatosi.com/entry/2017/12/30/230220
Không riêng gì kinh tế, Trung Quốc là quốc gia có sức mạnh quân sự áp đảo về số lượng, và tất nhiên Nhật Bản không thể trở thành đối thủ được.
Còn công nghệ? Tôi tin rằng công nghệ của Nhật vẫn ở trên, nhưng các doanh nghiệp Trung Quốc đang đuổi theo rất sát.
Thế nhưng nỗi sợ lớn nhất chính là giáo dục. Không bàn đến đẳng cấp giáo dục bậc đại học đỉnh cao của quốc gia này, Trung Quốc đang chú trọng hơn vào giáo dục tiểu học trên quan điểm “Một đứa trẻ có thể làm được mọi thứ”. Ở điểm này, đây chính là điều khiến người Nhật cảm thấy “lo lắng” hơn cả.
Ở Nhật, trẻ chỉ đi đến trường từ bậc tiểu học, chúng tự đi một mình, hoặc đi cùng bạn bè. Khi về nhà, trẻ được khuyến khích giúp đỡ mẹ trong việc mua sắm, dọn dẹp, giặt giũ,…Sau khi chơi xong, tất nhiên trẻ phải tự dọn. Một tháng nhận được tiền tiêu vặt một lần, và tự bọn trẻ phải lên kế hoạch chi tiêu khoản tiền này sao cho hợp lý, không có chuyện giữa tháng hết tiền tiêu vặt để xin thêm.
Tất nhiên là trẻ con không thể nào một mình thực hiện những chuyện trên một cách hoàn hảo. Thế nhưng đó là tinh thần mà bọn trẻ cần biết, và rèn luyện dần với sự hỗ trợ từ phụ huynh và nhà trường. Ví dụ khi trẻ không tìm cách giải quyến vấn đề, bố mẹ sẽ đưa ra gợi ý, chứ không làm thay cho trẻ.
Trước kia ở Trung Quốc, phụ huynh thay con làm mọi thứ. Họ đích thân đưa đi đón về khi trẻ đến trường, không dám nhờ trẻ làm gì vì sợ làm khó con. Thế nhưng người Trung Quốc hiện tại đặc biệt lo lắng về việc này, và đã đưa ra giải pháp bằng cách áp dụng phương pháp giáo dục kiểu Nhật. Nhiều người tin rằng nhờ thay đổi này, các tiềm lực của Trung Quốc sẽ trở nên vô cùng khủng khiếp.
Tại Nhật có cụm từ 自学自習 (Jigaku jishuu – Tự học tự tập). Khi còn đến trường, giáo viên là người hướng dẫn sẽ tận tình chỉ bảo những điểm bạn chưa rõ, nhưng khi lớn lên, môi trường hoàn hảo này sẽ biến mất. Nếu tự bạn không nghĩ về những vấn đề còn thắc mắc, tự nghiên cứu, tìm tòi, bạn sẽ không bao giờ có thể trưởng thành được.
Thế còn đất nước của bạn? Tiềm lực quốc gia có thể thay đổi từ giáo dục.
Kengo Abe