“Cuộc chiến sống còn” của những con tàu đánh bắt cua trên vùng biển tranh chấp Nhật-Nga

Dù chỉ là một ngành ngư nghiệp, thế nhưng đánh bắt cua lại mang đến cho ngư dân nguồn lợi cực kỳ lớn, có khi lên đến 300.000.000 yên. 

Bạn có tò mò tại sao họ lại có được nguồn thu lớn đến vậy? Lý do là vì các ngư dân phải cược cả tính mạng vào công việc này.

Phía bắc Nhật Bản, trên cả Hokkaido là vùng lãnh thổ giữa Nhật Bản và Nga, nơi được gọi với cái tên quần đảo Kuril. Sau Thế Chiến, quyền cai trị vùng này đã thuộc về Hồng quân Liên Xô. Sau nhiều sách lược của chính phủ Nhật hòng đòi lại phần lãnh thổ phía bắc, đến giờ Nga vẫn không đáp trả Nhật Bản, vì thế trên danh nghĩa quyền cai trị thực sự vẫn thuộc về Nga.

Vùng biển này có những ưu đãi mà thiên nhiên ban tặng, nguồn cua biển khổng lồ phong phú dồi dào, một trong những “thánh địa” tuyệt vời dành cho ngư nghiệp.

Ảnh: http://www.azabu-wamon.com/fcblog/2019/11/20/大きいタラバガニ

Rất dễ hiểu tại sao khu vực này lại được quan tâm đặc biệt đến vậy, bởi nó liên quan đến nguồn lợi kinh tế!

Thời trước, Nga hay còn gọi là Liên Xô là đất nước vô cùng khắt khe về biên giới. Các vụ bắt giữ và bắn chìm tàu đánh cá là vấn đề thường thấy. Trước tình hình đó, chính phủ Nhật Bản cũng siết chặt an ninh cho vùng biển nước mình. Một con tàu đánh cá thông thường nếu lãng vãng sẽ bị bắt ngay, tuy nhiên nếu nâng cấp lên thành caon tàu có tốc độ cao thì sẽ dễ dàng trốn thoát. Những chiếc tàu đánh bắt cua được gọi với cái tên “tàu đặc công” – 特攻船 (Tokuko Bune).

Ảnh: https://shanti.naturum.ne.jp/e2988045.html

Để thoát được sự đuổi bắt của cảnh sát, chiếc thuyền được tận dụng là loại thuyền nhỏ được trang bị nhiều động cơ lên đến 1.000 mã lực.

Tàu thông thường sử dụng dầu nặng tuy nhiên những chiếc tàu thế này sử dụng nhiên liệu xăng cao cấp gọi là “Xăng octan cao”. Chỉ những chiếc xe hơi cao cấp mới sử dụng loại xăng này, thế nhưng trong thời gian trước, người ta lại thấy rằng doanh thu bán ra lại cao vượt bậc ở khu vực gần cảng cá Nemuro. Tất cả đều được ngư dân mua và sử dụng cho tàu đặc công.

Khi còn tàu di chuyển với tốc độ cao và công suất lớn thì rủi ro lật thuyền cũng tăng cao đáng kể, đồng nghĩa với việc các ngư dân phải đánh cược mạng sống vào mỗi chuyến đi. Đổi lại, sau vài tháng ra khơi, họ mang về “món hời” 300.000.000 yên. Nhiều người nói rằng, các ngư dân còn liên kết với Yakuza để tăng con số ấy lên gấp nhiều lần, đỉnh điểm có khi mang về 1 tỷ yên.

Thế nhưng, sau khi Liên Xô sụp đổ, nước Nga ra đời, bước vào thập niên 2000 dưới thời tổng thống Putin các tàu đặc công đã không thể sống sót vì sự phản công quyết liệt của chính phủ nước này.

Bạn có thể xem pha xử lý của Nga đối với tàu biển đánh bắt trái phép không phải cua mà là cá Tuyết.

Sau khi nổ phát súng đe doạ, họ đã chỉa thẳng vào thân tàu và nả đạn. Có khoảng 20 điểm trên tàu bị tấn công, tất nhiên đây là thực chiến nên nếu trúng đạn thì ngư dân khó lòng qua khỏi.

Thật khó lòng từ chối được vị thơm ngon của cua biển, thế nhưng nếu phải mạo hiểm cả tính mạng thế này thì liệu có đáng?

Kengo Abe 

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: